Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong (15/7/1950 - 15/7/2015)

Sáng ngời phẩm chất kiên trì, năng động

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/7/2015 | 3:05:17 PM

YBĐT - Tuổi cao và mái tóc bạc màu mưa nắng, nhưng khi chứng kiến ông lao động trong niềm say mê, nhiệt huyết, ai cũng cảm phục cựu thanh niên xung phong (TNXP) Trần Văn Quyển ở thôn Khe Rịa 1, xã Cát Thịnh (huyện Văn Chấn). Cũng chính bởi tinh thần, nghị lực trong lao động, ông Quyển luôn biết vượt qua khó khăn, vất vả trong cuộc sống, lạc quan đúng với phẩm chất TNXP, người lính Cụ Hồ.

Cựu thanh niên xung phong Trần Văn Quyển vận hành máy xay xát phục vụ bà con trong thôn.
Cựu thanh niên xung phong Trần Văn Quyển vận hành máy xay xát phục vụ bà con trong thôn.

Dẫn khách đi thăm mô hình kinh tế của gia đình, cựu TNXP Trần Văn Quyển cho biết, ông là người quê ở xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam). Sau thời gian đi TNXP, bộ đội từ 1963 - 1975, năm 1982, ông cùng gia đình, họ hàng, bà con trong xã lên Văn Chấn xây dựng kinh tế mới. Trước một vùng đồi núi bao la, ông Quyển nhận thấy, đây là nơi có nhiều tiềm năng để trồng rừng, trồng chè. Vì thế, ông đã quyết định không chọn nơi ở gần quốc lộ mà vào trong vùng rừng lau lách để ở (chính là thôn Khe Rịa 1 - thôn đặc biệt khó khăn với 98% đồng bào dân tộc thiểu số).

Ban đầu, vì còn “lạ nước lạ cái”, có nhiều sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ giao tiếp với người dân bản địa, cộng thêm đời sống khó khăn nên có lúc ông Quyển và gia đình tưởng như không thể trụ lại nơi quê mới. Tuy nhiên, chính bằng sự nỗ lực và “tình yêu với đất” đã tạo thêm niềm tin để ông quyết định gắn bó lâu dài với quê hương thứ hai của mình.

Được bà con trong thôn tin tưởng, ông được bầu làm Trưởng thôn. Từ đó, ông đã chủ động, tích cực tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để hướng dẫn bà con. Năm 1987, khi cả thôn chưa có điện, phương tiện sản xuất còn thô sơ thì ông đã mạnh dạn đề nghị xã mua máy xay xát gạo chạy bằng máy nổ để giúp bà con đỡ vất vả trong cuộc sống thường nhật. Và chiếc máy đã đem lại hiệu quả hơn những gì mong đợi, ngày nào cũng vận hành hết công suất. "Người mang lúa gạo đến xay xát không chỉ có bà con trong thôn, xã mà còn ở cả 8 xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn cũng đến” - ông Quyển cho hay.

Động viên vợ con cùng tích cực khai hoang ruộng nước, trồng rừng, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, hiện tại, gia đình ông có hơn 5 ha ruộng. Ông giữ lại 1ha, còn lại chia cho các con và cho người dân ít ruộng cấy rẽ cùng làm cùng hưởng. Ngoài ra, ông còn chăm sóc, quản lý 1,5ha rừng,  hơn 1ha chè, nuôi thả cá trên diện tích 2.000 m2 ao và nuôi lợn trung bình mỗi năm xuất 3 - 4 tấn. Theo ước tính của ông Quyển, tổng thu nhập của gia đình ông từ các nguồn nói trên, mỗi năm đạt từ 80 - 90 triệu đồng.

Vốn là người kiên trì, năng động, nên dù khá bận rộn với công việc gia đình, ông Quyển vẫn rất nhiệt tình với công tác xã hội. Trong vai trò là Phó chủ tịch Hội Cựu TNXP huyện Văn Chấn và là Ủy viên Ban chấp hành Hội Người Cao tuổi xã Cát Thịnh, hàng tuần, ông vẫn đi xe máy vài chục km để đến xã, huyện làm việc.

Những việc làm của ông, mặc dù không hề có thù lao hay trợ cấp, nhưng với ông đó là niềm vui, niềm hạnh phúc vì vừa có cơ hội giao lưu, mở rộng hiểu biết, vừa giúp đỡ được đồng đội, bạn bè giải quyết nhiều công việc liên quan đến quyền lợi, chế độ, chính sách. Mong muốn của ông Quyển là sẽ tiếp tục giữ được sức khỏe tốt để sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội.

Hồng Oanh

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục