Con đường làm giàu chân chính của anh Thiêm

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/1/2016 | 10:03:40 AM

YBĐT - Sau 5 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật và trồng chanh bốn mùa, hiện tại gia đình anh Thiêm đã có vốn đầu tư kinh doanh dịch vụ ăn uống và nhà nghỉ gần khu suối nước nóng Bản Hốc.

Anh Trần Ích Thiêm kiểm tra đàn ong nuôi tại vườn.
Anh Trần Ích Thiêm kiểm tra đàn ong nuôi tại vườn.

Ấn tượng ban đầu về anh Trần Ích Thiêm ở thôn Hồng Sơn, xã Sơn Thịnh (huyện Văn Chấn) là một người đàn ông có khuôn mặt từng trải, có phần hơi “dữ”. Sinh năm 1966, nhiều năm trước, anh Thiêm là một tay ham mê đỏ đen, cuộc sống lâm vào cảnh khó khăn, bế tắc. Không cam chịu khuất phục, anh quyết tâm làm lại từ đầu với 2 bàn tay trắng. Ấy thế mà, với nghị lực, niềm đam mê và cơ duyên với loài ong, đến nay, tổng thu nhập hàng năm của gia đình anh đạt 300 triệu đồng.

Anh Thiêm nhớ lại cách đây chừng 5 năm, anh bắt được 3 tổ ong rừng. Thấy được giá trị dược liệu và kinh tế cao của các sản phẩm từ ong như: mật, sáp, phấn hoa… anh vay mượn đầu tư 50 triệu đồng mua thêm 49 đàn ong giống. Nhờ chăm chỉ mày mò, nghiên cứu, học hỏi, chỉ 3 tháng sau, lứa ong đầu tiên được thu hoạch với 60 - 70 lít mật, giúp anh thu về gần 10 triệu đồng.

Nuôi ong được xem là 1 nghề đòi hỏi sự khéo léo, dày công chăm bẵm như trẻ nhỏ nhưng cũng không phải quá khó nếu người làm nghề thực sự ham học hỏi và cần mẫn. Không chỉ am hiểu đặc tính của loài, người nuôi ong cũng cần phải có sự am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào.

Anh Thiêm cho biết: “Từ sau tết Nguyên đán đến tháng 4 âm lịch là mùa ong mật. Để ong lấy được nhiều mật, nhà tôi phải di chuyển 5 - 6 lần/năm đến các vườn cây ăn quả. Tháng 2 là mùa hoa vải, tôi đưa ong xuống Lục Ngạn - Bắc Giang; tháng 3 - mùa hoa nhãn, tôi lại đưa ong về nhà; tháng 4 đến tháng 6, lại di chuyển ong ra thành phố Yên Bái để thu mật lá của cây keo; đầu tháng 7 đến tháng 10, thì đưa ong lên xã Suối Giàng (Văn Chấn) để chăm sóc, dưỡng ong rồi tách và nhân đàn; từ tháng 10, lại phải di chuyển ong về nhà vì thời tiết Suối Giàng khá lạnh. Việc di chuyển thường được tiến hành vào ban đêm khi đàn ong đang ngủ để tránh tình trạng phân tán do bị thay đổi địa điểm nuôi đột ngột”.

Với 52 đàn ong ban đầu kết hợp với kỹ thuật nhân, tách đàn trong mùa dưỡng, hiện tại đàn ong của anh Thiêm được nhân lên thành 120 đàn. Mỗi năm, anh thu hoạch được trên 600 lít mật keo và hơn 650 lít mật hoa.

Với giá trị hiện nay thì mật keo có giá khoảng 100.000 đồng/lít, mật hoa 200.000 đồng/lít. Như vậy, trung bình một năm gia đình anh Thiêm thu nhập 170 - 200 triệu từ nghề nuôi ong lấy mật.

Ngoài ra, gia đình anh còn kết hợp trồng màu và trên 100 gốc chanh tứ mùa. Cứ khoảng 1 tháng, anh lại thu hoạch 1 lứa, mỗi lứa từ 5 - 7 tạ quả. Ngoài ra, anh còn chiết cành bán cho các hộ dân có nhu cầu với giá 30 - 35.000 đồng/cành.

Nhờ vào cây chanh bốn mùa, gia đình anh Thiêm thu nhập thêm khoảng 80 triệu mỗi năm. Tổng thu nhập bình quân hàng năm của gia đình anh Thiêm đạt 300 triệu đồng. Kinh tế ngày càng khá giả, vợ chồng anh Thiêm đã có điều kiện để chăm lo chu đáo cho con cái, xây dựng được nhà cửa khang trang.

Sau 5 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật và trồng chanh bốn mùa, hiện tại gia đình anh Thiêm đã có vốn đầu tư kinh doanh dịch vụ ăn uống và nhà nghỉ gần khu suối nước nóng Bản Hốc.

Tuy mới kinh doanh, song cửa hàng của gia đình anh khá đông khách. Nhưng không vì thế mà anh Thiêm định từ bỏ nghề nuôi ong của mình. Đối với anh, nuôi ong không chỉ góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất mà đó còn là niềm vui, là cơ duyên và động lực giúp anh tìm được con đường làm ăn chân chính.

Hoài Anh

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục