Bà Phượng tâm huyết với cây chè

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/5/2016 | 9:53:44 AM

YBĐT - Cùng cảnh ngộ với các hộ trồng chè, bà Phương Thị Phượng ở thôn 8, xã Khánh Hòa (Lục Yên) đã quyết định vay mượn đầu tư hệ thống máy móc phục vụ cho gia đình và tiêu thụ chè tươi cho người dân nơi đây.

Bà Phương Thị Phượng kiểm tra chất lượng chè búp tươi.
Bà Phương Thị Phượng kiểm tra chất lượng chè búp tươi.

Khi Lâm trường Lục Yên dừng sản xuất chè, người trồng chè ở xã Khánh Hòa (Lục Yên) và các xã lân cận bị đẩy vào “ngõ cụt” vì chè tươi hái về không biết bán cho ai, nhiều người đã có ý định chặt phá chè để thay thế bằng cây trồng khác.

Cùng cảnh ngộ với các hộ trồng chè, bà Phương Thị Phượng ở thôn 8, xã Khánh Hòa đã quyết định vay mượn đầu tư hệ thống máy móc phục vụ cho gia đình và tiêu thụ chè tươi cho người dân nơi đây.

Năm 2005, sau khi trồng thử nghiệm chè trên đất Khánh Hòa thấy có hiệu quả, Lâm trường Lục Yên quyết định nhân rộng dự án trồng chè trên địa bàn xã. Cả xã được hỗ trợ trồng 25 ha, nhiều nhất là thôn 7 với 20 ha.

Là một trong những hộ đi tiên phong, gia đình bà Phượng mạnh dạn trồng 7 sào chè. Hợp với chất đất và khí hậu, cây chè sinh trưởng và phát triển tốt. Bà và nhiều gia đình trồng chè khác có khoản thu ổn định nhờ bán chè tươi cho Lâm trường Lục Yên.

Tuy nhiên, đến khi Lâm trường dừng sản xuất chè tươi làm ra không có nơi tiêu thụ, nhiều hộ dân chán nản, bắt đầu chặt phá chè để trồng rừng kinh tế. Tiếc cho diện tích chè của gia đình và những hộ trong xã đang độ cho sản lượng cao, bà quyết tâm đi học hỏi nhiều nơi và vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện mua 3 máy sao chè.

Mới bắt tay vào làm, gia đình bà gặp không ít khó khăn bởi nguồn vốn ít, kinh nghiệm chế biến chè chưa nhiều. “Khoảng một năm đầu, tôi phải mua chịu chè tươi của bà con, có lúc nợ tiền lên đến vài chục triệu đồng, chè khô làm ra không có nơi tiêu thụ” - bà Phượng cho biết.

“Cái khó ló cái khôn”, vợ chồng bà càng quyết tâm vượt qua. Vợ ở nhà sao chè, chồng chở chè đi dọc quốc lộ 70, các xã trong huyện và các huyện lân cận để giới thiệu và bán từng lạng, từng cân chè, gây dựng các mối giao chè.

Nhờ chất lượng chè thơm ngon, giá cả hợp lý nên sản phẩm dần được người tiêu dùng biết đến. Khi sản phẩm đầu ra bảo đảm, bà đã thu gom mua toàn bộ chè tươi của người dân trong xã, không để chè tươi của người dân bị tồn đọng, không ép giá hay gây khó khăn cho người dân.

Ông Đàm Văn Lơ - Bí thư Chi bộ thôn 7 cho biết: “Những năm trước, khi Dự án trồng chè của Lâm trường Lục Yên phát động, trong thôn có 40/50 hộ trồng chè với diện tích 20 ha. Trong lúc chè bắt đầu cho thu rộ thì Lâm trường ngừng thu mua, con đường tiêu thụ của bà con bị cắt đứt. Người dân không hái, không chăm sóc. Chè mọc lên như cây dại trong rừng, cây cỏ mọc um tùm, sâu, bệnh bắt đầu phá hại, không còn hiệu quả kinh tế nữa, một số hộ chặt chè để trồng keo, bồ đề...  Đúng lúc đó, gia đình bà Phượng đầu tư mua máy sao chè và đứng ra tiêu thụ chè tươi cho bà con”.

Gia đình bà Hoàng Thị Thời ở thôn 7 có 7 sào chè, mỗi tháng, cho thu hái 3 lần, bán được gần 1 triệu đồng. Bà Thời tâm sự: “Nếu không có bà Phượng thu mua chè cho chúng tôi thì nhiều người dân đã chặt phá hết rồi”.

Đồng chí Nguyễn Kim Ba - Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa cho biết: “Kinh tế của nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào trồng rừng và cây chè. Sau bao thăng trầm, đến nay, toàn xã đã duy trì 25 ha chè. Nhờ gia đình bà Phượng mạnh dạn đầu tư máy móc và thu mua nên bà con vùng chè đã có thu nhập ổn định, giúp cho người dân giữ lại được cây chè như hôm nay”.

Bà Phương Thị Phượng thực sự trở thành chỗ dựa trong việc bao tiêu sản phẩm cho người dân nơi đây. Đến nay, bình quân mỗi ngày, gia đình bà thu mua trên 6 tạ chè tươi, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Hà Tĩnh

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục