Kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh- liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2016)

Sáng ngời một tấm gương

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/7/2016 | 9:12:17 AM

YBĐT - Trở về sau chiến tranh, cứ “trái nắng, trở trời”, mảnh đạn nằm trong cơ thể lại “hành hạ” ông Bùi Văn Đoan, thương binh 1/4 ở thôn Lương Thịnh 3, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái. Thế nhưng, không ngừng “chiến đấu”, chống chọi với bệnh tật, vượt qua biết bao khó khăn trong cuộc sống, người thương binh ấy vẫn nỗ lực vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Ngoài chăn nuôi giỏi, gia đình ông Bùi Văn Đoan còn mạnh dạn đầu tư kinh doanh thức ăn chăn nuôi tăng thêm thu nhập.
Ngoài chăn nuôi giỏi, gia đình ông Bùi Văn Đoan còn mạnh dạn đầu tư kinh doanh thức ăn chăn nuôi tăng thêm thu nhập.

Năm 1972, ông Bùi Văn Đoan nhập ngũ, tham gia kháng chiến chống Mỹ. Trong một trận đánh tại điểm K.1000 - Bắc Kon Tum, ông trúng đạn bị thương. Năm 1976, sức khỏe suy giảm, ông trở về quê hương, xây dựng gia đình, bắt đầu làm kinh tế với đôi bàn tay trắng.

Vợ ông - bà Nguyễn Thị Vân chia sẻ: “Đã hơn 60 tuổi, sức khỏe không ổn định, vừa trải qua 4 tháng điều trị và nằm viện vì căn bệnh tim, huyết áp, mảnh đạn còn trong lưng càng khiến ông ấy thêm đau, khó đi lại. Là vợ của một người lính, đặc biệt lại là một thương binh, tôi thấu hiểu nỗi đau thể xác mà ông ấy phải chịu đựng. Nhớ ngày xưa, khi 8 đứa con lần lượt ra đời, gánh nặng kinh tế đè lên đôi vai vợ chồng tôi thực sự quá nặng nề. Vợ chồng tôi đã nghĩ, nghề phù hợp nhất chính là chăn nuôi, buôn bán”.

Nghĩ là làm. Vợ chồng ông Đoan ban đầu từ chăn nuôi nhỏ lẻ vài con lợn nái, nay đã phát triển quy mô chuồng trại trên 100 m2, luôn duy trì khoảng 60 - 70 đầu lợn/ lứa, chủ yếu là lợn thịt. Mỗi năm đạt trung bình 18 tấn, trừ chi phí, gia đình thu về hơn 100 triệu đồng. Trong căn nhà 2 tầng khang trang, ông Đoan niềm nở chuyện rồi chỉ tay sang cửa hàng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm bên cạnh cho biết: “Chăn nuôi lợn đi vào ổn định, tôi lại trăn trở làm gì để có thêm thu nhập.

Nhận thấy nhu cầu chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương khá lớn, cùng với hệ thống đại lý phân phối bán buôn, bán lẻ mặt hàng thức ăn chăn nuôi còn thiếu nên tôi mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng, xây dựng cửa hàng kinh doanh rộng 360 m2. Cửa hàng đang là nguồn thu nhập chính của gia đình chúng tôi, con trai cả, con trai thứ ba và con út cũng đang cùng tôi làm và quản lý. Thêm vào đó, tạo việc làm cho 3 nhân công lao động với mức lương 5 triệu đồng/tháng/người”.

Nói về tấm gương ông Bùi Văn Đoan, chị Trần Thị Minh Phương - cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xã cho biết: “Ông Đoan là một tấm gương điển hình, được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã tin tưởng, tín nhiệm. Trước đây, ông từng là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh của xã, sau do sức khỏe và điều kiện gia đình, ông về nghỉ chế độ. Là người có uy tín, ông luôn tích cực tuyên truyền, vận động bà con giáo dân chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như phổ biến khoa học kỹ thuật về tuyển chọn các giống vật nuôi, hỗ trợ vốn cho một số hộ gia đình khó khăn phát triển kinh tế. Trong gia đình, ông luôn giáo dục con cháu phải biết ơn các thế hệ đi trước, sống yêu thương, đoàn kết, chan hoà với mọi người xung quanh. Các con của ông nay đều đã trưởng thành, có cuộc sống lành mạnh, ấm no và hạnh phúc”.

Với những nỗ lực của bản thân, nhiều năm liền ông Đoan được UBND thành phố Yên Bái công nhận là hộ gia đình kinh doanh giỏi. Gần đây nhất ông vinh dự được nhận Bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo” giai đoạn 2010 - 2015; bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc vùng đồng bào theo các tôn giáo (giai đoạn 1994 - 2014)… Ở một xã nhỏ như Tân Thịnh, ông Bùi Văn Đoan xứng đáng là tấm gương để mọi người học tập, noi theo.

Mai Linh

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục