Cựu chiến binh chăn nuôi giỏi

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/7/2016 | 9:14:15 AM

YBĐT - Phát huy những phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong cuộc sống, hội viên cựu chiến binh (CCB) Đặng Văn Hãnh ở Chi hội thôn Hồng Quân 1, xã Hán Đà (Yên Bình) không chỉ là tấm gương sống mẫu mực cho mọi người học tập noi theo mà ông còn mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Mô hình nuôi lợn cho hiệu quả kinh tế cao của hội viên CCB Đặng Văn Hãnh.
Mô hình nuôi lợn cho hiệu quả kinh tế cao của hội viên CCB Đặng Văn Hãnh.

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình chăn nuôi của hội viên Đặng Văn Hãnh, ông Trần Tường - Chủ tịch Hội CCB xã Hán Đà cho biết: “Năm 2015, Hội CCB xã Hán Đà đã thành lập Hợp tác xã Dịch vụ chăn nuôi tổng hợp với 14 thành viên tham gia. Cũng có nhiều mô hình khác nhau, nhưng mô hình của hội viên Đặng Văn Hãnh là một trong những mô hình chăn nuôi tổng hợp của Hợp tác xã cho thu nhập ổn định và có thể áp dụng rộng rãi phù hợp với nhiều hội viên CCB và bà con ở địa phương...”.

Trăm nghe không bằng một thấy, tận mắt chứng kiến, mới thấy sự bố trí, sắp xếp các công trình chuồng trại một cách khoa học, khai thác tối ưu tiềm năng thế mạnh về địa hình đem lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất. Rót chén nước trà mời khách, ông Hãnh tâm sự thêm về những ngày đầu khởi nghiệp: “Trước những năm 2000, tôi bươn trải đủ nghề nào đánh bắt thuỷ sản trên hồ, đi buôn chài, lưới cho nông dân ven hồ, buôn lá cọ, nông sản... Nhưng các cụ nói không sai, số tôi buôn bán không thể lên được nên năm 2003, tôi đã quyết định đổi sang nghề chăn nuôi và phát triển cho đến bây giờ”.

Thời gian đầu ông Hãnh nuôi ba ba, cá lồng và lợn, nhưng sau khi ba ba bị rớt giá, ông tập trung nuôi cá lồng và lợn. Có thời điểm giá lợn lên cao, ông mua lợn giống về nuôi trong chuồng có tới 300 đến 400 con. Lúc giá lợn lên cũng lãi được nhiều, nhưng cũng không ít lần giá xuống, ông lỗ hàng trăm triệu đồng. Qua nhiều thất bại, ông rút ra kinh nghiệm nuôi theo thời vụ thì vốn đầu tư con giống, thức ăn tốn kém, mà giống lại không bảo đảm nên rủi ro cao.

Vì vậy, từ năm 2011 trở lại đây, ông Hãnh đã đi tìm mua giống lợn tốt về gây nái giúp chăn nuôi của gia đình được ổn định, ông cho biết thêm: “Mô hình của tôi chủ yếu cho ăn cám công nghiệp nên tôi nuôi lợn nái để chủ động con giống rồi nuôi thành lợn thương phẩm. Với giá bình quân như hiện nay thì mỗi con lợn khi xuất chuồng, trừ hết chi phí có lãi từ 700 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Với việc chủ động con giống tôi cũng hạn chế được nhiều rủi ro không đáng có khi phải mua con giống nơi khác về như: chết do vận chuyển đường dài, lây nhiễm dịch bệnh trên đường vận chuyển, giống không bảo đảm sức chống chịu kém...”.

Hiện nay, ông Hãnh đang duy trì 25 con lợn nái, khoảng 150 đến 200 con lợn thương phẩm. Vì vậy, có những thời điểm ông còn cung ứng con giống cho các hộ dân trên địa bàn có nhu cầu.

Ngoài nuôi lợn, ông Hãnh còn duy trì nuôi 6 lồng cá, mỗi năm nguồn thu này cũng đạt từ 30 triệu đồng trở lên. Năm 2014, thấy diện tích đất đồi và phần lòng hồ vào mùa nước cạn cỏ mọc xanh tốt, ông đã đầu tư mua 15 con dê giống về nuôi. Năm 2015, từ việc bán dê thịt ông thu về 30 triệu đồng, trong 6 tháng đầu năm nay ông cũng đã thu được 20 triệu đồng. Có điều kiện, ông Hãnh tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và mở rộng quy mô chăn nuôi bảo đảm các điều kiện tốt nhất để chăn nuôi phát triển.

Nhờ chăm chỉ lao động, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh tế, những năm gần đây, tổng thu nhập của gia đình ông Hãnh đạt từ 300 đến 400 triệu đồng/ năm. Nhờ đó, ông có điều kiện nuôi con cái ăn học trưởng thành, nhà cửa được đầu tư xây dựng khang trang với đầy đủ phương tiện, tiện nghi phục vụ cuộc sống. Đặc biệt, với mô hình chăn nuôi ổn định và mức thu nhập khá, ông Đặng Văn Hãnh đã vinh dự được các thành viên trong Hợp tác xã Dịch vụ chăn nuôi tổng hợp của Hội CCB xã bầu giữ chức Giám đốc điều hành để giúp đỡ các thành viên trong Hợp tác xã cùng nhau phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Châu Á

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục