Triệu phú trẻ ở làng nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/8/2016 | 3:59:51 PM

YênBái - YBĐT - Tại thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên, anh Vũ Thanh Tùng nổi tiếng với biệt danh “Triệu phú ở làng nghèo” bởi ý chí vượt khó trở thành ông chủ một trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn trên địa bàn.

Trang trại gà cho hiệu quả kinh tế cao của anh Vũ Thanh Tùng.
Trang trại gà cho hiệu quả kinh tế cao của anh Vũ Thanh Tùng.

Xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo khó, từ thuở bé anh Tùng luôn nung nấu trong mình suy nghĩ phải làm sao để làm giàu trên mảnh đất quê hương. Mới hơn 30 tuổi nhưng so với làng quê còn nhiều khó khăn này khi có trong tay trang trại gần 20.000 m2 lúc nào cũng có hàng nghìn con gà, hàng trăm con ngan và hàng chục con lợn thịt, số lãi thu về hàng năm khoảng gần 500 triệu đồng như anh Tùng quả là sự mong ước của bà con làng trên xóm dưới. Theo anh Tùng, để có được thành quả như ngày hôm nay, bản thân anh và gia đình đã phải bươn chải vật lộn với nhiều ngành, nghề và cũng đã không ít lần thất bại gần như tay trắng.

Năm 2003, ngay sau khi học hết cấp ba, trong tay không một đồng vốn, Vũ Thanh Tùng không theo học chuyên nghiệp mà quyết định đi làm ăn xa mong muốn tích cóp một số tiền nhất định rồi trở về quê hương lập nghiệp. Ở nơi đất khách quê người, để có tiền, ai thuê gì anh làm nấy, đủ thứ nghề từ học rồi sửa chữa điện lạnh, lái xe ô tô, đi đóng gạch thuê…

Tuy nhiên, những công việc này cũng chỉ giúp anh đủ để trang trải cuộc sống những ngày xa quê vất vả. Trong lúc khó khăn nhất, con đường phía trước chưa biết đi hướng nào thì năm 2011, Dự án Đường cao tốc Nội  Bài - Lào Cai đi qua địa bàn xã Y Can được mở ra. Gia đình anh Tùng được bồi thường số tiền gần 100 triệu đồng - số tiền quá lớn mà anh chưa bao giờ có trong tay. Sau nhiều đêm suy nghĩ, trăn trở đồng thời lên mạng Internet tìm hiểu thêm các mô hình phát triển kinh tế để Tùng quyết định phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tổng hợp.

Bước đầu khởi nghiệp vơi rất nhiều khó khăn, anh Tùng chia sẻ: “Sau khi dành tiền mua đất làm trang trại tôi tìm hiểu được một địa chỉ cung cấp gà giống trên mạng Internet tại tỉnh Bình Định và mua về 1.000 con gà giống. Những tưởng sẽ thuận lợi vì ban đầu nhập được con giống tốt lại được chuyển giao kỹ lưỡng kỹ thuật chăn nuôi theo hướng hiện đại, nhưng năm 2011, cũng là năm dịch cúm gia cầm bùng phát, thị trường gia cầm ế ẩm. Bài toán khó nữa đặt ra là biết tiêu thụ gà ở đâu? Tìm mối nào bên thị trấn hay thành phố họ cũng e ngại và trả giá quá thấp không đủ chi phí”.

Và rồi, loay hoay tìm đầu ra cho chăn nuôi, anh Tùng đã đánh liều cùng bố chở từng xe gà về các chợ đầu mối lớn như Hà Vỹ (Hà Tây), Nam Thăng Long, Long Biên (Hà Nội) … tiêu thụ. Sau nhiều lần đi lại bán lẻ, lang thang nhiều nơi anh Tùng đã chọn chợ Hà Vỹ (Hà Tây) là đầu mối để bán hàng lâu dài, gây dựng thương hiệu vì anh cho rằng ở đây có nhiều mối tiêu thụ lớn.

Đầu ra cho sản phẩm gà sạch đã có chỗ tiêu thụ lâu dài, những ngày khó khăn cũng qua đi, đến nay, gia đình anh Tùng đã gây dựng cho mình một thương hiệu cung cấp gà uy tín, chất lượng. Từ thành công ban đầu cùng với khát vọng tuổi trẻ anh Tùng tiếp tục đầu tư thêm hàng chục triệu đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi ngan và lợn. Để thuận lợi trong việc chăn nuôi anh còn đăng ký làm đại lý cấp I vừa bảo đảm nguồn thức ăn chăn nuôi trong trang trại vừa cung cấp thức ăn chăn nuôi cho bà con trên địa bàn toàn xã. Ngoài doanh thu từ nuôi gà, hàng năm, anh còn xuất ra gần 1.400 con ngan và hàng chục con lợn thịt, thu về gần 100 triệu đồng tiền lãi.

Nhìn đàn gà đang độ xuất chuồng, lông óng mượt chạy quanh trang trại, anh Tùng tâm sự: “Nhờ làm tốt công tác phòng bệnh mà nhiều năm nay trang trại của mình không có dịch bệnh, gà xuất chuồng luôn được các thương lái khen vì đẹp mã, thịt ngon. Kết quả đó chính là công mày mò, tìm hiểu khoa học kỹ thuật, áp dụng đúng, đầy đủ quy trình chăn nuôi hiện đại”.

Theo anh Tùng, quy trình chăn nuôi phải bảo đảm vệ sinh từ nguồn nước, thức ăn cho tới chuồng trại. Theo đó, nước cho trang trại được cấp từ một giếng đào riêng biệt, chuyên để phục vụ chăn nuôi. Đặc biệt, chuồng trại cứ 5 ngày phun khử trùng một lần, 5 đến 10 ngày rải men xử lý phân gà 1 lần, tiến hành tiêm vắc - xin đầy đủ và áp dụng đúng quy trình trước khi xuất chuồng. Thêm vào đó, thức ăn phải lựa chọn nguồn cám sạch, không tồn tại chất cấm khách hàng mới tin dùng. Vì thế mà gia súc, gia cầm tại trang trại xuất bán luôn bảo đảm sạch, an toàn.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Tùng còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội ở địa phương, luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ đoàn viên, thanh niên và bà con địa phương trong phát triển chăn nuôi. Anh Trần Tiến Quân - Bí thư Đoàn xã Y Can cho biết: “Không chỉ năng động, nhiệt tình tham gia các hoạt động do Đoàn thanh niên phát động, đoàn viên Vũ Thanh Tùng còn là một tấm gương sáng trong phát triển kinh tế cho các đoàn viên thanh niên trong xã học tập noi theo”.

Từ một gia đình thuộc hộ nghèo của địa phương, với ý chí, nghị lực vươn lên của một người trẻ, đoàn viên Vũ Thanh Tùng đã trở thành triệu phú nơi quê nghèo Y Can. Điều đặc biệt hơn, anh đã trở thành triệu phú trong lòng chính bà con thôn xóm, là tấm gương để mọi người nghĩ đến mỗi khi gặp khó khăn trong phát triển kinh tế.

Thu Hiền - Huyền Thương

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục