Làm giàu từ nuôi lợn

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/11/2016 | 8:12:01 AM

YBĐT - Áp dụng thành công mô hình chăn nuôi lợn khép kín, anh Đỗ Trọng Lưu ở xã Đại Lịch (Văn Chấn) đã đạt mức thu nhập mỗi năm gần 200 triệu đồng.

Anh Đỗ Trọng Lưu (bên trái) giới thiệu với lãnh đạo xã Đại Lịch  về quy trình chăn nuôi lợn khép kín của gia đình.
Anh Đỗ Trọng Lưu (bên trái) giới thiệu với lãnh đạo xã Đại Lịch về quy trình chăn nuôi lợn khép kín của gia đình.

Khởi nghiệp từ năm 2014, đến nay gia đình anh Lưu đã có quy mô trang trại với 25 lợn nái và luôn đảm bảo trên 100 đầu lợn thịt. Anh Lưu chia sẻ: “Ban đầu gặp không ít khó khăn do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm nên gia đình tôi chỉ nuôi vài ba chục con lợn thịt. Sau khi xuất chuồng lứa lợn đầu tiên, thấy hiệu quả mang lại khá, gia đình đã quyết định đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi với quy mô lớn”.

Nhờ tính cần cù, chịu khó, năng động tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc do Trạm Khuyến nông huyện mở tại xã và học hỏi kinh nghiệm thông qua sách báo, anh Lưu đầu tư áp dụng mô hình nuôi lợn theo quy trình khép kín. Khu vực chuồng trại được chia thành nhiều dãy riêng biệt, được phân khu để nuôi lợn nái cung cấp con giống tại chỗ và chăn nuôi lợn thịt thương phẩm. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, anh Lưu xây dựng hầm khí biogas lấy khí đốt phục vụ sinh hoạt và nguồn phân bón chăm sóc một số loại cây ăn quả như: bưởi Diễn, ổi, cam sành và hạn chế dịch bệnh có thể gây hại cho đàn lợn. Giữa năm 2016, cơ sở chăn nuôi của anh Lưu được huyện Văn Chấn hỗ trợ 30 triệu đồng từ “Đề án Phát triển chăn nuôi tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020”.

Với quy mô hệ thống chuồng trại rộng, đảm bảo vệ sinh, thức ăn cho lợn được chế biến đúng kỹ thuật, phù hợp theo từng tháng tuổi của lợn nên đàn lợn luôn khỏe mạnh, tăng trọng nhanh. Tính toán tránh rủi do trong chăn nuôi, anh lựa chọn loại cám chăn nuôi tại những công ty có thương hiệu, uy tín về chất lượng kết hợp thêm ngô, sắn, rau, thân chuối làm thức ăn chăn nuôi. Đàn lợn nái luôn được anh chăm sóc theo quy trình kỹ thuật rất khắt khe để đạt chất lượng lợn giống tốt nhất và lợn thương phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Lợn thịt khi đủ tiêu chuẩn xuất chuồng luôn bán được giá cao, bởi thương lái tin tưởng vào chất lượng. Trung bình mỗi năm, anh Lưu xuất ra thị trường 3 lứa lợn, đạt khoảng trên 10 tấn với giá bình quân 45.000 đồng/kg.

Anh Lưu cho biết: “Muốn nuôi lợn thịt hiệu quả, đạt lợi nhuận cao, trước hết không nên mua con giống trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc; khi nuôi cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi bệnh dịch và chăm sóc bằng loại thức ăn tốt nhất. Đặc biệt, phải tiêm phòng vắc-xin định kỳ đầy đủ nhằm chủ động phòng ngừa các loại bệnh lợn hay mắc phải, nhất là phòng bệnh lợn tai xanh và lở mồm long móng. Bên cạnh đó, phải thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, giữ cho nhiệt độ chuồng nuôi hợp lý theo điều kiện thời tiết, tránh trường hợp để chuồng trại chăn nuôi ẩm thấp, lợn bị muỗi đốt, mưa ngập dễ phát sinh mầm bệnh”.

Trước đây, nuôi lợn thương phẩm, vợ chồng anh Lưu phải đi liên hệ hoặc mang lợn đi bán thì hôm nay, mỗi khi đủ cân xuất chuồng chỉ cần điện thoại là các thương lái cho xe đến tận nơi thu mua, hoặc bán cho các hợp đồng đã ký từ trước. Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Lưu đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng thêm chuồng trại, phát triển chăn nuôi lợn nái để cung cấp nguồn con giống cho người dân tại địa phương và các xã lân cận.

Chị Hà Thị Kim Cương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Lịch cho biết: “Gia đình hội viên Đỗ Trọng Lưu được xem là một điển hình tiêu biểu cho tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vượt khó của thanh niên nông thôn. Trong quá trình thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã Đại Lịch đã khuyến khích người dân học hỏi, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn theo quy trình khép kín như của gia đình anh Lưu để nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

Vũ Đồng

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục