“Nhành ban trắng” trên vùng cao Nậm Mười

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/11/2016 | 4:01:53 PM

YBĐT - Cô giáo Lò Thị Én Xuân – giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Mười, xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn là một trong 52 bông hoa rực rỡ nhất trong vườn hoa giáo dục vùng cao được tuyên dương tại buổi gặp mặt cán bộ quản lý, giáo viên tiêu biểu vùng khó khăn do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái tổ chức ngày 16/11 vừa qua nhân kỷ niệm 34 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2016).

Cô giáo Lò Thị Én Xuân giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Mười, xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn được tuyên dương tại buổi gặp mặt cán bộ quản lý, giáo viên tiêu biểu vùng khó khăn do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái tổ chức ngày 16/11.

Năm 1996, cô gái Thái Lò Thị Én Xuân tròn 20 tuổi. Rời quê hương Mường Lò, Nghĩa Lộ, cô viết đơn tình nguyện lên Trường Tiểu học Nậm Mười công tác – nơi có 98% con em là đồng bào Dao, cô giáo Xuân được phân công dạy lớp 1 tại điểm trường lẻ Làng Cò và gắn bó từ đó đến nay.

Cô giáo Xuân trong giờ dạy Tiếng Việt.

Những gian nan, vất vả từ việc phải đi bộ đến nửa ngày đường rừng, vượt qua suối sâu, núi cao để đến trường rồi học sinh không biết tiếng Kinh, trò nói - cô không hiểu, cô giảng - trò không hay nhưng với lòng yêu nghề mến trẻ, cô Xuân đã tự học tiếng Dao qua người già trong bản, qua giao tiếp với học sinh để rồi, trong từng bài giảng của cô đều sử dụng song ngữ Việt – Dao để các em hiểu bài.

20 năm gắn bó với mảnh đất Nậm Mười, đã có rất nhiều thế hệ học trò được cô dạy dỗ. Có những gia đình từ ông bà, bố mẹ rồi giờ đến các con, các cháu cũng đang theo học lớp cô Xuân.

Cô giáo Lò Thị Én Xuân.

Mang tri thức đến cho học sinh, lo lắng, chăm sóc cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ, cô Xuân còn luôn động viên, chia sẻ khi gia đình các em có chuyên buồn nên dân bản coi cô như người thân của họ.

Cô giáo vùng cao vất vả là thế, song cô giáo Xuân có may mắn là chồng cũng là đồng nghiệp nên anh rất thông cảm và luôn động viên vợ cố gắng. Rồi 2 con trai của chị - một cháu đang học đại học, một cháu học lớp 5, dù thường xuyên phải xa nhà song các cháu luôn chăm ngoan, học giỏi. Niềm hạnh phúc này là động lực tinh thần quan trọng để chị gặt hái được nhiều thành công, là giáo viên dạy giỏi nhiều năm, là nhà giáo tiêu biểu có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Văn Chấn. 

Hành trình ươm ước mơ cho học trò vùng cao dẫu còn nhiều khó khăn, song con đường ấy đang được “nhành ban trắng” Lò Thị Én Xuân cũng như nhiều tấm gương các thầy, cô giáo đang ngày đêm “cắm bản” luôn nỗ lực vượt qua.

Thanh Chi – Quyết Thắng

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục