Phần thưởng vô giá của bác sỹ say mê nghiên cứu khoa học

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/1/2017 | 7:59:15 AM

YBĐT - Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, bác sỹ chuyên khoa I Phan Thanh Tôn hiện là Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) khu vực Nghĩa Lộ - Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Yên Bái, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị xã Nghĩa Lộ, đã không ngừng trau dồi kiến thức, dành thời gian nghiên cứu khoa học với nhiều đề tài mang tính thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Bác sỹ Phan Thanh Tôn.
Bác sỹ Phan Thanh Tôn.

Tốt nghiệp Trường Đại học Y Thái Nguyên năm 1996, Chuyên khoa Tai - Mũi -  Họng, được tuyển dụng vào làm việc tại BVĐK khu vực Nghĩa Lộ từ tháng 12/1996, bác sỹ Phan Thanh Tôn luôn cố gắng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm bắt những kiến thức mới để áp dụng có hiệu quả, thiết thực vào công tác góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị trong điều kiện còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị.

Năm 1998, bác sỹ Tôn thực hiện Đề tài “Áp dụng phương pháp bơm thuốc tiệt căn đường dò luân nhĩ bẩm sinh bằng I.10%”. Từ việc điều tra và áp dụng cho tất cả các cháu học mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn các thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh có kiến thức về bệnh để xử lý ngay cho trẻ khi được phát hiện bệnh. Qua theo dõi cho thấy, việc áp dụng Đề tài đã có hiệu quả rõ rệt. Nhiều bệnh nhi khi được phát hiện bệnh đã được gia đình đưa đến bệnh viện xử lý và 100% trẻ được bơm thuốc tiệt căn không có biến chứng xảy ra, tránh cho trẻ có thể phải phẫu thuật, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ.

Năm 1999, Đề tài “Nhận xét tình hình viêm mũi xoang dị ứng và đánh giá hiệu quả điều trị bằng phương pháp đặt thuốc mũi” của anh đã thống kê được tình hình mắc bệnh viêm xoang dị ứng tại tuyến y tế cơ sở, tuyên truyền cho người bệnh hiểu biết về bệnh viêm mũi xoang dị ứng và cách phòng tránh bệnh. Năm 2003, anh tiếp tục thực hiện Đề tài “Nhận xét hình thái lâm sàng bệnh viêm tai giữa mạn tính ở BVĐK Nghĩa lộ”. Nghiên cứu các hình thái biểu hiện của các loại bệnh viêm tai giữa nguy hiểm và không nguy hiểm.

Qua đó đã tìm hiểu và phân loại bệnh giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị đúng đắn tránh được các biến chứng có thể xảy ra. Năm 2008, với Đề tài “Nhận xét chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày thực quản trẻ em ở BVĐK khu vực Nghĩa Lộ” đã nêu lên và nhận xét về các biểu hiện, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Góp phần chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày thực quản trẻ em ở BVĐK khu vực Nghĩa Lộ. Đề tài thực hiện thành công đã xây dựng được phác đồ điều trị đơn giản, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, giảm bớt tốn kém cho người bệnh.

Năm 2015, với sáng kiến "Cải tiến phương pháp cầm máu, cố định hốc mũi bằng cách dùng ống nội khí quản cải tiến thay thế nhét mè che mũi trước bằng gạc kinh điển" của bác sỹ Tôn đã được Hội đồng khoa học của đơn vị nghiệm thu và tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Yên Bái. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, dùng vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền, phù hợp để áp dụng trong bệnh viện. Nhét mè che mũi trước trong chuyên khoa tai mũi họng là một thủ thuật cấp cứu rất thường được sử dụng để cầm chảy máu hoặc để ép cố định vùng trước của mũi, tuy nhiên phương pháp này có rất nhiều nhược điểm như gây đau cho bệnh nhân khi làm thủ thuật, hốc mũi bị chèn ép toàn bộ, hạn chế việc theo dõi chảy máu…

Để hạn chế những nhược điểm trên, bác sỹ Tôn đã chọn ống nội khí quản sử dụng làm vật liệu thay thế nhét mè che, ưu điểm của việc thay thế này là vật liệu dễ tìm, phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, giảm thiểu đau đớn cho người bệnh trong và sau thủ thuật, hạn chế các biến chứng do thủ thuật gây ra.

Sáng tiến cải tiến này không chỉ được áp dụng cho người bệnh điều trị tại khoa tai - mũi - họng mà còn áp dụng tại các khoa lâm sàng có các người bệnh mắc các bệnh nội khoa mà cần phải nhét mè che mũi trước như cầm máu mũi do sốt xuất huyết, cao huyết áp, bệnh về máu... Sáng kiến đã được Ban giám khảo, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ VII (2015 -2016) đánh giá cao về tính mới, hiệu quả về kinh tế, khả năng áp dụng vào thực tiễn, được đề nghị công nhận đạt giải cao tại Hội thi lần này.

Với những say mê nghiên cứu, nỗ lực không ngừng bác sỹ Phan Thanh Tôn đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh Yên Bái, Bộ Y tế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh. Hơn hết với bác sỹ Tôn chia sẻ, những danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, song niềm vui khi giúp người bệnh vượt qua đau đớn, bệnh tật là phần thưởng vô giá của người thầy thuốc.

Phan Huy Cường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh)

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục