Giám đốc trẻ đất quế

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/1/2017 | 8:20:24 AM

YBĐT - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, luôn ấp ủ ước mơ đưa sản phẩm quế Văn Yên vươn xa ra thị trường quốc tế. Đó là điều mà người ta cảm nhận được ở anh Trần Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Trần Tuấn, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên.

Giám đốc Trần Tuấn (đứng giữa) kiểm tra chất lượng sản phẩm trước  khi xuất khẩu sang Đài Loan.
Giám đốc Trần Tuấn (đứng giữa) kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu sang Đài Loan.

Sinh năm 1985 trong một gia đình nông dân tại thôn 10, xã Mậu Đông, sau khi học xong phổ thông, Trần Tuấn cũng như bao thanh niên khác trong vùng luôn mong muốn phát triển kinh tế gia đình và ước mơ làm giàu chính đáng. Được sự động viên của gia đình, anh đã vận động bạn bè góp vốn thành lập Công ty TNHH Trần Tuấn vào tháng 10/2015 với vốn điều lệ trên 500 triệu đồng; đồng thời, vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên, đầu tư trên 2 tỷ đồng để thuê 500 m2 đất xây dựng nhà xưởng tại thôn 5, xã Mậu Đông để kinh doanh với ngành nghề chính là mua bán và chế biến các mặt hàng nông sản như: quế, gừng, hoa hồi, thảo quả...

Trở thành chủ doanh nghiệp khi tuổi đời mới 32. Mặc dù khá trẻ nhưng anh Tuấn rất tự tin vào khả năng và phong cách phục vụ “lấy chất lượng sản phẩm làm hàng đầu” của doanh nghiệp mình. Để Công ty phát triển, vị Giám đốc trẻ đã có chiến lược đầu tư, làm ăn sáng tạo, hiệu quả. Trong đó, luôn coi trọng chữ tín về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng với đối tác, quan tâm chu đáo đối với công nhân, chú trọng tìm kiếm nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao khi thực hiện các đơn hàng.

Giám đốc Trần Tuấn cho biết: “Để giảm bị hao hụt do mua quế vỏ khô bị ẩm chưa khô kiệt, nguồn nguyên liệu đầu vào Công ty mua 100% là quế vỏ tươi rồi mới chế biến các mặt hàng. Để có những sản phẩm quế chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, trước khi thu mua quế vỏ, anh đã trực tiếp đi khảo sát các nương quế già đã đủ tuổi khai thác, có hàm lượng tinh dầu cao ở các xã Viễn Sơn, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu rồi mới ký hợp đồng thu mua qua các đại lý trung gian. Quế vỏ sau khi mua về được sơ chế theo đơn hàng, bao gồm các sản phẩm chủ lực là quế bào ống điếu, quế cạo nguyên ống, quế ống sáo, quế cành băm, quế vỏ chẻ, quế vỏ cắt 25 cm... Đặc biệt, sản phẩm sau khi được sơ chế được công nhân dùng máy nén khí xì hết bụi, trực tiếp Giám đốc kiểm tra kỹ càng chất lượng sản phẩm, rồi mới đóng vào thùng sạch theo tiêu chuẩn để xuất khẩu sang Đài Loan.

Sau hơn 1 năm thành lập và hoạt động, Công ty đã bước đầu kinh doanh có hiệu quả. Năm 2016, Công ty xuất trên 60 tấn sản phẩm quế sang thị trường Đài Loan, doanh thu đạt khoảng gần 3 tỷ đồng. Sản phẩm của Công ty luôn bảo đảm số lượng, chất lượng, độ ẩm và các thành phần kỹ thuật theo đúng yêu cầu của đối tác với mỗi đơn hàng xuất đi nên được khách hàng đánh giá cao. Cùng với đó, Công ty còn tạo việc làm cho khoảng 15 lao động thời vụ ở địa phương với thu nhập bình quân 120.000 - 150.000 đồng/người/ngày.

Chị Trần Thị Loan ở thôn 2, xã Mậu Đông cho biết: “Chúng tôi làm nông nghiệp theo thời vụ, những lúc nông nhàn đến xưởng anh Tuấn để bào vỏ quế, tăng thu nhập cho gia đình. Mặc dù còn trẻ nhưng tôi thấy anh Tuấn rất năng động, dám nghĩ, dám làm".

Giám đốc Trần Tuấn chia sẻ: “Thành công này chỉ là bước đầu, chúng tôi là thanh niên mới lập nghiệp nên còn rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm cần phải học các doanh nghiệp đi trước. Tôi mong muốn sản phẩm của Công ty không chỉ xuất khẩu sang Đài Loan mà còn được xuất sang nhiều nước”. Do nguồn vốn có hạn nên chưa thể đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm ra thị trường các nước khác. Chiến lược kinh doanh của đơn vị thời gian tới là sẽ mở rộng quy mô sản xuất, trang bị máy móc thiết bị làm các mặt hàng chuẩn, tạo sản phẩm sạch, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng, từ đó thu mua nguyên liệu với giá thành cao, tăng thu nhập cho người trồng quế và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Với đam mê, bản lĩnh sáng tạo của thanh niên, sự năng động, nhạy bén trong cơ chế thị trường, Giám đốc Trần Tuấn là tấm gương để thắp sáng ước mơ những bạn trẻ có đam mê khởi nghiệp, góp phần làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xây dựng quê hương giàu đẹp.

Hồng Vân

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục