Người thầy nhiệt huyết

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/1/2017 | 2:08:08 PM

YBĐT - 25 năm công tác giảng dạy tại vùng cao Trạm Tấu, thầy Nguyễn Quang Hạnh - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) Bản Mù, Trạm Tấu có 18 năm dạy tại trường bán trú.

Thầy Nguyễn Quang Hạnh.
Thầy Nguyễn Quang Hạnh.

Khó khăn vất vả của những thầy cô giáo vùng cao không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết nên gắn bó với học trò vùng cao thời gian rất dài như vậy chỉ có thể là lòng yêu nghề, sự thấu hiểu, chia sẻ và bù đắp cho những thiệt thòi của học trò vùng cao.

Sinh ra và lớn lên tại Trạm Tấu nên có lẽ thầy Nguyễn Quang Hạnh hiểu hơn ai hết việc dạy và học khó khăn đến nhường nào. Vậy nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thầy luôn mơ ước mai này sẽ làm thầy giáo mang cái chữ dạy các em nhỏ quê mình.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, thầy Hạnh đã trở về Trạm Tấu công tác. Đến nay đã 25 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, trong đó có 18 năm dạy tại trường bán trú. Ai cũng biết những năm đầu ở các trường bán trú dân nuôi, thầy trò vùng cao nói chung, thầy trò Trạm Tấu nói riêng phải trải qua bao gian nan vất vả. Lớp học, nhà ở của thầy và trò chỉ được dựng tạm, mỗi đêm mùa đông, cái lạnh cứ theo các khe vách, khe liếp mà lùa vào.

Thầy Hạnh chia sẻ: “Đấy là còn chưa nói đến việc ăn uống của các em. Đầu tuần xuống trường để học, đứa lớn, đứa bé phải mang theo 2-3 cân gạo, túi măng ớt, có em nhà thiếu gạo phải mang kèm với ngô xay”.

Nhìn học trò kham khổ nên thầy Hạnh bàn bạc với các thầy cô góp tiền lương thỉnh thoảng mua thêm cá khô, lạc cho các em cải thiện bữa ăn. Những ngày khó khăn vất vả ấy không ngăn nổi lòng nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ nên thầy đã bám trường, bám lớp, dìu dắt bao thế hệ học trò trưởng thành, khôn lớn.

Những ngôi trường bán trú nay đã khác, khang trang rộng rãi hơn. Các em học sinh được ăn ở tập trung và học tại chỗ, thường xuyên gặp gỡ trao đổi với bạn bè thầy cô. Nhờ thế tỷ lệ học sinh chuyên cần ngày càng cao, kết quả học tập cũng có nhiều chuyển biến.

Thầy luôn tâm niệm, thầy giáo vùng cao không chỉ là người dạy kiến thức văn hóa cho học sinh mà còn là người thay mặt cha mẹ các em quan tâm chăm lo cuộc sống thường ngày. Nên dù là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhưng thầy luôn quan tâm đến từng bữa ăn, cách ứng xử giao tiếp hàng ngày của các em để kịp thời dạy bảo.

Thầy Hạnh tâm sự: “Có một môi trường, điều kiện dạy học tốt như hiện nay nên bản thân tôi nhận thấy mình và các thầy cô giáo cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, làm tốt hơn nữa để vận động học sinh đi học chuyên cần, vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của chăm lo cho giáo dục cũng như hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường. Đồng thời tổ chức hướng dẫn cho học sinh bán trú thực hiện nếp sống gọn gàng, ngăn nắp khoa học, giờ nào việc nấy, đoàn kết yêu thương nhau. Đặc biệt, người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.

Bởi vậy với học trò, thầy Hạnh luôn là người cha, người chú trong gia đình. Thầy đã thực sự xây dựng được mối quan hệ thầy trò đầm ấm như một gia đình, thường xuyên quan tâm đến lớp, tìm hiểu từng đối tượng học sinh, luôn động viên giúp đỡ, chia sẻ với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, xây dựng “Đôi bạn cùng tiến” cùng sinh hoạt, vui chơi và giúp đỡ nhau trong học tập để vươn lên. Vì vậy hàng năm, lớp của thầy chủ nhiệm luôn có 100% học sinh có phẩm chất tốt, tỷ lệ học sinh được lên lớp thẳng đạt 100%, không có học sinh vi phạm kỷ luật.

Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục vùng cao, trong những năm qua thầy Hạnh đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như các danh hiệu như giáo viên dạy giỏi cấp trường, giáo viên dạy giỏi cấp huyện, lao động tiên tiến. Đặc biệt, thầy Hạnh cũng là một trong 52 cán bộ quản lý, giáo viên tiêu biểu vùng khó khăn được tuyên dương nhân kỷ niệm 34 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam... Trên tất cả, với thầy Hạnh, những lứa học trò trưởng thành là phần thưởng quý giá nhất.

Thanh Ba

Các tin khác
Nhân dân thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận (CTMT), thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Trấn Yên thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở cơ sở.

Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục