Bí thư chi bộ sản xuất rau an toàn

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/2/2017 | 6:56:57 AM

YBĐT - Bí thư Chi bộ thôn Mầu, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên là ông Nguyễn Hải Âu chuyên sản xuất rau an toàn từ 10 năm nay. Người dân thôn Mầu và không ít người dân thị trấn Mậu A nhắc đến vợ chồng ông là bày tỏ sự nể phục tính siêng năng, làm giàu chân chính.

Đồng chí Trần Ngọc Liêm (người đứng) - Bí thư Đảng ủy thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên thăm mô hình trồng cà chua của gia đình ông Nguyễn Hải Âu - Bí thư Chi bộ thôn Mầu.
Đồng chí Trần Ngọc Liêm (người đứng) - Bí thư Đảng ủy thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên thăm mô hình trồng cà chua của gia đình ông Nguyễn Hải Âu - Bí thư Chi bộ thôn Mầu.

Rau, củ của gia đình ông luôn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Mỗi ngày 4 lần, vợ ông đem rau ra chợ thị trấn bán, chưa kể các khách hàng đến tận vườn mua buôn và mua lẻ. Cả hai vợ chồng ông bà Âu Liên cùng là bệnh binh, trước làm gạch thủ công cũng ngay trên diện tích trồng rau bây giờ. Chuyển từ làm gạch sang trồng rau, ông bà đã cân nhắc kỹ khi nhận thấy sức khỏe giảm sút, muốn tìm việc phù hợp hơn. L

ựa chọn cây rau bởi gia đình sẵn có diện tích đất rộng tới 3.500 m2. Đại trà với bắp cải, su hào, súp lơ, đỗ các loại, đặc biệt dưa chuột cho hiệu quả cao, ngay năm đầu tiên chuyển đổi là năm 2007, ông Âu đã thu lãi 100 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí. Đồng tiền lãi đổi bằng mồ hôi, công sức thật sự tạo động lực cho vợ chồng ông theo đuổi công việc một cách hứng thú và say mê hơn. Duy trì các sản phẩm nhiều năm liên tục, năm 2016, ông Âu mạnh dạn đưa giống cà chua giòn vào trồng. Hết vụ, tính toán mọi khoản, cây cà chua đem về cho ông 18 triệu đồng tiền lãi.

Ông Âu đã xác định rõ những điều kiện thuận lợi đối với việc sản xuất rau an toàn của gia đình. Giữa thị trấn Mậu A, chắc chắn khó có thể tìm được diện tích trồng rau rộng, thoáng, đẹp như khu vườn nhà ông. Môi trường xung quanh khu vườn theo ông cho biết là hoàn toàn không có hệ thống nước thải sinh hoạt chảy qua. Nước tưới cho rau, ông chủ yếu dùng nguồn nước thải đã được xử lý qua hệ thống bi - ô - ga. Phân bón ông thường xuyên sử dụng là trấu ủ với vôi để bón cho rau.

Từ năm ngoái, ông bắt đầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Quả cầu xanh sản xuất theo công nghệ của Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành, Yên Bái. Khu vườn nhà ông chất đất hết sức màu mỡ vì ông đã từng bỏ ra hơn 10 triệu đồng chở hàng ngàn mét khối phù sa về bổ sung tôn cao nền đất. Khâu làm đất sau mỗi vụ thu hoạch và chuẩn bị vào vụ mới, ông đặc biệt quan tâm làm kỹ, rắc vôi để giúp cho đất sạch, hạn chế các mầm bệnh.

Ông Âu chia sẻ: “Phải nói rằng rất may mắn suốt những năm qua, cây rau cho thu nhập ổn định, lãi đều. Chưa năm nào nhà tôi gặp khó khăn dù là thời tiết có lúc bất lợi, việc tiêu thụ thì ngày càng dễ dàng vì đã có uy tín với lượng người tiêu dùng nhất định cũng như ngày càng có thêm nhiều người biết đến”.

Cây rau đã giúp vợ chồng ông nuôi ba người con học hành chu đáo, có việc làm ổn định, xây nhà, có của ăn của để. Tần tảo sớm hôm trên vườn rau, tiền lãi vợ chồng ông thu về mỗi năm cứ nhích dần và lên đến 200 triệu đồng năm 2016. Cung cấp sản phẩm rau sạch cho thị trường, cho người tiêu dùng cũng là một niềm vui không nhỏ của vợ chồng ông đồng thời đã tạo dựng một uy tín không dễ gì có được. Ông Âu không có ý định mở rộng thêm quy mô sản xuất vì diện tích này phù hợp với sức lực của hai vợ chồng, chỉ cần thuê thêm vài nhân lực khi rộ mùa.

Ông cứ bảo việc trồng rau rồi bán rau có sự thuận lợi lớn khi ông liên tục tham gia làm Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Mầu rồi đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn hai khóa liền: “Mình được tiếp cận nhanh nhất với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều mô hình thực tế và quen biết nhiều nên nhiều người biết tới hơn. Thuận lợi nữa khi cả hai vợ chồng là đảng viên, nói được làm được, dân tin và nghe”.

Không phủ nhận những yếu tố đó đã tạo thuận lợi cho việc sản xuất rau của gia đình ông Bí thư Chi bộ thôn Mầu nhưng mấu chốt vẫn phải là chất lượng. Điều này cũng chính là quan điểm của ông Âu: “Mình ăn rau như thế nào thì sẽ bán rau như thế ấy cho người tiêu dùng”.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục