Hiệu quả nuôi gà đẻ trứng

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/3/2017 | 8:07:26 AM

YBĐT - Ông Đinh Xuân Trung cho biết, giống gà đẻ trứng phát triển tốt hơn gà thông thường và chỉ cần nuôi 6 tháng là cho lứa trứng đầu tiên. Gà lại đẻ trứng liên tục, ít tiêu tốn thức ăn. Tỷ lệ dinh dưỡng trong trứng và thịt cao, vừa có thể nuôi dưới dạng công nghiệp, vừa có thể thả vườn. 

Mô hình kinh tế với quy mô 600 con gà đẻ trứng của gia đình ông Đinh Xuân Trung.
Mô hình kinh tế với quy mô 600 con gà đẻ trứng của gia đình ông Đinh Xuân Trung.

Ông Đinh Xuân Trung, thôn Yên Dũng 1, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên là Chủ tịch Hội Nông dân xã đầy nhiệt huyết trong công việc. Đặc biệt, ông cũng rất thành công trong phát triển kinh tế từ chăn nuôi lợn, gà đẻ trứng.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, ông Trung chia sẻ: ngoài công việc của xã, gia đình đã chăn nuôi gà được 5 đến 6 năm nay. Trước đây, gia đình nuôi khoảng 300 con gà thịt là giống gà Ja - Dabaco nhập từ Công ty TNHH Một thành viên Gà giống DABACO. Giống gà này tương đối dễ nuôi mà lợi nhuận thu về từ nuôi giống gà này cũng khá 70.000 - 75.000 đồng/kg.

Đến năm 2015, trong một lần đi thăm bà con ở xã bên, tình cờ thấy ở đó có nhiều mô hình chăn nuôi gia trại cho hiệu quả kinh tế cao. Xác định đây là hướng đi mới, có thể áp dụng vào thực tế nên ông đã bỏ cả tháng trời để tới các trang trại, gia trại để tìm hiểu và học hỏi phương pháp.

Sau khi tham khảo thực tế, ông quyết định vay vốn từ người thân, bạn bè đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp lợn và gà đẻ trứng, bao gồm 1 chuồng gà chuyên đẻ trứng, 1 chuồng gà thịt. Tận dụng 1 ha vườn, ông Trung kết hợp trồng cây ăn quả và làm bóng mát cho gà.

Bên cạnh đó, cuối năm 2016, gia đình cũng dành 320m2 vườn để làm chuồng lợn với quy mô 10 con lợn nái, 30 con lợn thịt. Hiện tại, đàn gà lúc nào cũng duy trì khoảng 600 con.

Theo ông Trung, thời gian đầu nuôi gà cũng không mấy khó khăn, thức ăn chủ yếu cũng chỉ là cám, ngô… Tuy nhiên, để gà luôn khỏe mạnh cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe của gà từ 1 - 2 lần/ngày. Nếu thấy con nào có biểu hiện ốm cần phải bắt nhốt riêng để theo dõi, tìm cách xử lý tránh để lây lan trong đàn.

Hàng ngày, phải vệ sinh chuồng trại, thu gom xử lý chất thải; phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột xung quanh khu vực chuồng trại theo định kỳ. Khi xây dựng chuồng nuôi cần phải chọn nơi cao ráo, bảo đảm giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, cách xa khu dân cư để bảo đảm vệ sinh môi trường, hạn chế người lạ ra vào khu chăn nuôi. Ngoài ra, cần bổ sung Vitamin, khoáng chất theo định kỳ vào khẩu phần ăn của gà để tăng sức đề kháng...

Ông Trung cho biết thêm: “Giống gà đẻ trứng phát triển tốt hơn gà thông thường và chỉ cần nuôi 6 tháng là cho lứa trứng đầu tiên. Hơn nữa, giống gà này đẻ trứng liên tục, ít tiêu tốn thức ăn. Tỷ lệ dinh dưỡng trong trứng và thịt cao, vừa có thể nuôi dưới dạng công nghiệp, vừa có thể thả vườn nên được nhiều người tiêu dùng rất ưa chuộng”.

Mỗi ngày, gia đình ông thu được 150 quả trứng. Số trứng này được thu gom lại và cứ 3 ngày cho vào lò ấp 1 lần. Mỗi năm, gia đình ông cung cấp cho các đại lý, người chăn nuôi trong, ngoài huyện hàng chục vạn con giống chất lượng cao. Sau khi gà đẻ từ 5 - 6 tháng, ông Trung chọn lọc, loại thải những con gà đẻ ít và tiếp tục nuôi gối lứa gà mới.

Gà bố mẹ có thể đẻ liên tục 10 tháng/năm, ông thu được 30.000 trứng, trong đó, từ trứng ấp thành con đạt khoảng 70% với giá thị trường từ 2.000 - 3.000 đồng/con gà giống. Trừ các chi phí đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi… gia đình ông cũng thu lãi được gần 200 triệu đồng /năm.

Đối với chăn nuôi lợn, ông Trung cho biết: “Tôi thấy xây dựng chuồng trại bằng đệm lót sinh học không hề tốn kém như nhiều người nghĩ, mà còn mang lại hiệu quả rất tốt. Với công nghệ này, trước mắt không gây ô nhiễm môi trường; đồng thời, phân thải của vật nuôi có thể làm phân vi sinh dùng để bón cho cây trồng. Tôi quyết tâm đầu tư vì thấy được lợi ích từ công nghệ này”.

Với tốc độ phát triển chăn nuôi như hiện nay của gia đình, năm nay ông Trung chắc chắn có thu nhập cao hơn. Đồng thời, ông cũng khẳng định sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình chăn nuôi của gia đình trong thời gian tới. Là Chủ tịch Hội Nông dân xã, bằng những kiến thức và kinh nghiệm của mình, ông luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các hộ chăn nuôi trong xã để cùng nhau phát triển kinh tế.

Ông Bùi Xuân Thành - Chủ tịch UBND xã Yên Hợp cho biết: “Xã Yên Hợp có điều kiện tự nhiên phù hợp với việc phát triển kinh tế từ chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà. Toàn xã có 12 hộ chăn nuôi từ 500 con gà trở lên, nhưng duy nhất gia đình ông Đinh Xuân Trung nuôi gà đẻ trứng, cung cấp giống cho các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn xã. Xã luôn khuyến khích bà con không ngừng học hỏi, tìm tòi những kỹ năng chăn nuôi hiệu quả để phát triển kinh tế gia đình, đồng thời, góp phần xây dựng quê hương”.

Hải Hà

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục