Anh Nhất trồng quế làm giàu

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/3/2017 | 7:57:17 AM

YBĐT - Sinh năm 1985, đoàn viên Lý Phú Nhất, người dân tộc Dao ở thôn Khe Lợ, xã Viễn Sơn (Văn Yên) là một trong số điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Vợ chồng đoàn viên Lý Phú Nhất bên đồi quế gia đình.
Vợ chồng đoàn viên Lý Phú Nhất bên đồi quế gia đình.

Từ lâu cây quế đã trở thành nguồn kinh tế chủ lực của người dân huyện Văn Yên nói chung và của nhân dân xã Viễn Sơn nói riêng. Không chỉ có điều kiện thuận lợi về diện tích đất rộng, địa hình đồi núi cao mà còn bởi khí hậu phù hợp nên đa số người dân Viễn Sơn phát triển kinh tế bằng nghề trồng quế; đặc biệt, phong trào đoàn viên phát triển kinh tế, làm giàu trên quê hương phát triển mạnh mẽ.

Để phong trào phát huy hiệu quả, Ban Chấp hành Đoàn xã đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn giúp đoàn viên tiếp cận tiến bộ khoa học, kỹ thuật; qua đó, nhiều thanh niên đã mạnh dạn phát triển kinh tế, điển hình nhất phải kể đến anh Lý Phú Nhất, thôn Khe Lợ với mô hình trồng quế.

Khi chúng tôi tìm đến gia đình anh Nhất để hiểu về mô hình kinh tế của anh, ấn tượng đầu tiên mà chúng tôi thấy là vườn cây giống khá rộng và quy củ tự tay gia đình anh gieo ươm.

Bằng những lợi thế có sẵn về đất đai, cùng với việc học hỏi kiến thức từ đài, báo, được tập huấn kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm trồng quế của người dân trong vùng, anh Nhất đã dùng cả vốn liếng có được để đầu tư vào trồng quế. Hiện nay, gia đình anh Nhất đang sở hữu khoảng 8 ha quế, chủ yếu từ 1 năm tuổi đến 20 năm tuổi.

Anh cho biết: “Năm vừa qua, gia đình đã cho khai thác khoảng hơn 2 ha quế, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Dự định năm 2017, tôi sẽ dành ra một khoản tiền để sửa sang nhà cửa cho khang trang hơn”.

Được biết, quế là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Văn Yên. Đây cũng là loại cây trồng mang lại thu nhập và giá trị kinh tế rất lớn cho người dân địa phương.

Tuy nhiên, không trồng theo phương thức truyền thống của người dân địa phương, anh Nhất đã làm thử cách trồng quế theo hướng dẫn khoa học, kỹ thuật với mật độ 1 ha là khoảng 3.000 cây; trồng bầu, đào hố, rồi bón phân; đồng thời, mỗi năm xới cỏ 2 lần để cây được phát triển tốt hơn. Giống quế được trồng chủ yếu là do gia đình anh tự ươm nên luôn đảm bảo chất lượng.

Dù vậy, anh Nhất cũng vẫn còn những trăn trở: “Quế là một cây mang lại thu nhập rất lớn cho người dân địa phương, nhưng với thị trường đầu ra của sản phẩm hiện nay chưa được ổn định khi chủ yếu là bán cho các thương lái, nên tôi mong muốn sẽ có một công ty hoặc một tổ chức nào đó đứng ra thu mua trực tiếp và giá quế ngày càng cao để thu nhập cho người dân tốt hơn”.

Bên cạnh việc trồng quế, gia đình anh còn nuôi 4 con trâu và nuôi thêm gà, lợn để cải thiện đời sống. Bình quân thu nhập từ quế kết hợp với chăn nuôi mỗi năm cũng giúp gia đình anh Nhất thu về khoảng 150 triệu đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, đoàn viên Lý Phú Nhất còn tích cực tham gia các phong trào hoạt động của Đoàn, của địa phương, giúp đỡ nhiều những thanh niên trong xã phát triển kinh tế. Anh xứng đáng là tấm gương sáng cho rất nhiều những thanh niên học tập và làm theo. 

Việt Trinh

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục