Tỏa sáng phẩm chất người lính

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/3/2017 | 8:09:50 AM

YBĐT - Ngoài tuổi 70, ông Nguyễn Hữu Lưu đang là chủ xưởng sản xuất gạch ba vanh, mỗi năm thu lãi gần 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Hữu Lưu (giữa) đang giới thiệu sản phẩm gạch ba vanh với khách hàng.
Ông Nguyễn Hữu Lưu (giữa) đang giới thiệu sản phẩm gạch ba vanh với khách hàng.

Với dáng vóc và sức khỏe như hiện nay, không ai nghĩ ông Nguyễn Hữu Lưu, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ đã ngoài 70 tuổi. Ở độ tuổi như vậy, với nhiều người đang là lúc nghỉ ngơi và an dưỡng tuổi già, nhưng ông Lưu thì làm điều ngược lại.

Với tâm niệm, còn sức khỏe thì còn lao động, năm 2010, nhận thấy nhu cầu gạch xây dựng rất lớn, tuy khu vực thị xã Nghĩa Lộ đã có rất nhiều lò gạch thủ công cũng như nhà máy gạch, nhưng giá cả khá cao nên ông Lưu đã mạnh dạn đầu tư gần 200 triệu đồng để mua máy móc, xây dựng nhà xưởng sản xuất gạch ba vanh.

Vừa làm vừa rút kinh nghiêm, đến nay, xưởng làm gạch của ông đã phát triển ổn định, tạo việc làm, thu nhập thường xuyên cho 7 lao động với mức lương hơn 4 triệu đồng/người/tháng. Gạch ba vanh của ông làm ra đến đâu, được người dân tiêu thụ hết đến đó, vì đây là loại gạch thân thiện với môi trường, độ bền cao, giá cả phù hợp.

Tính trung bình mỗi năm ông Lưu cung cấp ra thị trường gần 1 triệu viên gạch các loại. Sau khi trừ chi phí, ông thu lãi khoảng gần 200 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, năm 2013, với 12 ha rừng trồng đến tuổi khai thác, ông Lưu mạnh dạn đầu tư thêm gần 300 triệu đồng để mua máy bóc gỗ và dựng nhà xưởng. Khi quyết định đầu tư sang một lĩnh vực mới trong khi tuổi đã cao, rất nhiều người và con cái đã can ngăn ông. Dẫu vậy, với suy nghĩ không mạo hiểm thì không thể thành công, nên ông Lưu vẫn quyết tâm làm.

Cùng với xưởng làm gạch, xưởng bóc gỗ của ông cũng đang tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động, với mức thu nhập bình quân mỗi người hơn 5 triệu đồng/tháng. Mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí, ông thu về hơn 500 triệu đồng tiền lãi.

Từ thành công này, ông Lưu đã vinh dự là một trong 35 hội viên hội nông dân tiêu biểu toàn tỉnh được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trong Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2012 - 2017".

Anh Dũng

Các tin khác
Nhân dân thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận (CTMT), thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Trấn Yên thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở cơ sở.

Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục