Cô giáo của những bài giảng độc đáo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/4/2017 | 12:16:54 PM

YBĐT - Mỗi giờ học của cô Dung, học sinh đều hào hứng bởi toàn bộ nội dung tiết học, nhiệm vụ trong mỗi bài học được biến thành các trò chơi, câu hỏi vui nhộn.

Cô giáo Thiều Thị Thu Dung (giữa) nhận giải Nhất của Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THPT và Giáo dục thường xuyên tỉnh năm 2017.
Cô giáo Thiều Thị Thu Dung (giữa) nhận giải Nhất của Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THPT và Giáo dục thường xuyên tỉnh năm 2017.

Tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp THPT và Giáo dục thường xuyên tỉnh năm 2017, cả Ban Giám khảo và các thí sinh tham dự đều ấn tượng với bài giảng độc đáo, dễ hiểu, cuốn hút và đặc biệt là không giống với bất cứ một giáo trình nào của cô giáo Thiều Thị Thu Dung - giáo viên tiếng Anh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành. Với bài giảng ấn tượng ấy cùng sáng kiến hay, cô giáo Thiều Thị Thu Dung đã giành giải Nhất của Hội thi

Gặp cô Dung tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành sau giờ lên lớp, cô chia sẻ, tất cả những gì làm tại Hội thi đều là những gì mà hằng giờ lên lớp cô sử dụng để truyền đạt kiến thức cho học sinh, mỗi lần thiết kế bài giảng, cô đặt mình vào học sinh, như vậy, bài giảng sẽ tiếp cận với học sinh nhanh nhất, dễ hiểu nhất. Cô Dung vui vẻ cho biết: “Tôi không thích bài giảng dập khuôn từ sách giáo khoa. Tôi luôn thích cái mới, dễ nhưng gây hứng thú cho học sinh”.

Từ quan điểm ấy, với tiêu chí dễ, mới, lạ, biến bài học thành các trò chơi, cô Dung đã thành công trong tiếp cận học sinh, tạo hứng thú, khơi gợi sự sáng tạo của học trò trong mỗi bài giảng. Tiêu chí này được cô áp dụng từ rất nhiều năm nay.

Cô cho hay: “Cách đây khoảng chục năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 13 khóa tập huấn với các chuyên gia của Hội đồng Anh, tôi được tập huấn 9 khóa rất bổ ích và cũng kể từ đó đã làm thay đổi tư duy cũng như cách giảng dạy của tôi. Đi đến việc tôi tự tìm cách giảng phù hợp với đối tượng học sinh của mình và sáng tạo trong các bài giảng. Câu trả lời chỉ có thể là biến bài học thành các trò chơi vì tâm lý của học sinh rất muốn chơi”.

Và rồi trong giờ học của cô giáo Dung lớp thường được chia làm 2 đội, tất cả các nhiệm vụ trong bài giảng biến thành các trò chơi cho các đội với hình thức gần giống các trò chơi trên truyền hình như “Ai là triệu phú”, “Đường lên đỉnh Olympia”, bạn trả lời nhanh sẽ được điểm, tạo sự ganh đua, gay cấn và sôi nổi trong học sinh.

Trong đó, trò chơi “banana” (quả chuối) là một trong những trò chơi mà học sinh rất thích. Thực ra, đây là một bài dạng tìm từ đúng vào ô trống hoặc dấu ba chấm. Thông thường thì sử dụng ô trống hoặc dấu ba chấm, thay vào đó cô Dung dùng từ “banana”. Khi đọc lên học sinh cảm thấy vui vẻ, không nhàm chán.

Ví dụ như “Câu lạc bộ A được thành lập bởi một người tên là chuối”... rất nhẹ nhàng, khiến học sinh hứng thú rồi tìm được câu trả lời cho từ “chuối”, chính là đáp án của câu hỏi...

Cứ thế mỗi giờ học của cô Dung, học sinh đều hào hứng bởi toàn bộ nội dung tiết học, nhiệm vụ trong mỗi bài học được biến thành các trò chơi, câu hỏi vui nhộn. Sau mỗi một chủ đề, có nghĩa là sau chơi trò chơi, học sinh đều tự tóm tắt được bài. Sự hiệu quả từ đổi mới phương pháp của cô Dung hơn hẳn với cách giảng bài truyền thống.

Khai thác bài ở cách nào đi nữa thì hiệu quả cuối cùng mới là quan trọng. Cũng chính bởi tư tưởng đổi mới trong cách dạy và học nên cô Dung đã xây dựng được sáng kiến “Các cách giảm bớt áp lực thi cử cho học sinh” được đánh giá cao tại Hội thi.

Theo cô Dung, học sinh đã phải học nhiều môn nên áp lực thi cử rất cao. Do đó, trước khi thi phải chuẩn bị cho học sinh thi thử, giới hạn phần kiểm tra cho học sinh, không nên bắt học sinh làm bài quá nhiều. Cho học sinh thử tự ra đề thi, đề kiểm tra hoặc cho học sinh tự thiết kế bài ôn tập như thế giáo viên sẽ biết mức độ học sinh đang học được đến đâu.

Cô chia sẻ: “Bình thường giáo viên lên lớp sẽ yêu cầu học sinh ôn bài này, bài kia nhưng giờ cô giáo hỏi trong hai bài này chúng ta phải ôn những cái gì thì học sinh tự viết ra, tự ôn. Học sinh liệt kê nhiều hơn mình, đó chính là quá trình chúng tự học, khi đó chúng sẽ nhớ bài lâu hơn. Tự học sẽ khiến học trò thích hơn là bị áp đặt”.

Và phải biến kiến thức cần ôn tập thành các trò chơi. Các dạng bài kiểm tra phải đa dạng. Còn trong khi thi thì nội dung bài kiểm tra phải là nội dung đã được học, không nên kiểm tra những thứ mà học sinh không được học. Và không quên cho học sinh một số lời khuyên.

Nói về cô giáo Thiều Thị Thu Dung, thầy giáo Trần Việt Khoa - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Ở trường, cô Dung là giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở hàng năm, có rất nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh. Cô là người say chuyên môn, đầu tư chuyên môn, tâm huyết, thường xuyên cập nhật những điểm mới trong bộ môn giảng dạy. Bài giảng của cô rất cuốn hút và cô được học sinh rất yêu quý”.

Tích cực tham gia các khóa tập huấn chuyên môn, học hỏi từ đồng nghiệp, sử dụng công nghệ thông tin trong tìm tài liệu phục vụ giảng dạy, thiết kế bài giảng, đặc biệt là lòng yêu nghề, tâm huyết với việc đổi mới trong giảng dạy, cô Dung đã có được những bài giảng độc đáo, khơi gợi hứng thú và tinh thần sáng tạo của học sinh.

Thanh Ba

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục