Anh Duật làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/5/2017 | 7:55:09 AM

YBĐT - Từ một hộ nghèo trong thôn, gia đình anh Tạ Minh Duật giờ đã có 13 ha rừng, dây chuyền chế biến chè đen công suất 10 - 12 tấn búp tươi/ngày, tạo công ăn việc làm cho gần 30 lao động là con em địa phương.

Xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu chế biến luôn là điều anh Duật mong muốn.
Xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu chế biến luôn là điều anh Duật mong muốn.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đi xây dựng kinh tế mới, năm 1975, gia đình anh Tạ Minh Duật rời quê hương Hà Nam lên lập nghiệp tại thôn Tân Bình, xã Tân Hương, huyện Yên Bình. . Lúc mới lên, xã Tân Hương còn rất hoang sơ và nghèo khó, ruộng nương gần như không có gì, nên gia đình anh cùng bà con đi xây dựng kinh tế mới trong xã phải đi khai hoang từng sào ruộng nước và phát cỏ trồng chè nhưng vẫn không đủ ăn. Cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo cứ bám lấy gia đình.

Ngày ngày anh cùng bố mẹ già và vợ lên đồi vạc cỏ hái chè, trồng sắn từ mờ sáng đến nhá nhem tối mới về thật là cực nhọc. Thu hái chè đem bán cho nhà máy nhưng họ đâu có mua ngay, phải đợi tới gần nửa đêm mới cân được. Không cam chịu đói nghèo, anh gom góp được ít tiền mà cả gia đình tích cóp hàng chục năm trời mua được một lò sấy chè về tự sản xuất tại nhà nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã gặp bao nhiêu rủi ro, khốn khó. Quần quật xao chè từ tối đến đêm khuya, tích cóp cho thành "hàng hóa lớn" rồi đem bán, nhưng do thiếu kinh nghiệm nên chè mốc hết đành đổ đi. Không chịu thất bại, anh tiếp tục theo đuổi với nương chè và tiếp tục trồng lúa, trồng rừng, chăn nuôi.

Làm được đồng nào lại đầu tư mở rộng sản xuất, chế biến chè. Năm 2003, bao nhiêu vốn liếng cùng với vay bà con dân làng, anh đầu tư dây chuyền chế biến chè đen công suất 10 - 12 tấn búp tươi/ngày. Ngày anh dựng xưởng, bà con cùng xúm lại người thì san nền, lợp nhà, ủng hộ bằng bó nứa, cây tre. Cơ giới hóa đã về. Tiếng máy vò chè chạy rè rè cả ngày trong thôn. Vừa làm vừa tích luỹ kinh nghiệm, vừa tìm kiếm thị trường. Ông trời không phụ lòng người, năm đầu đi vào sản xuất, sau khi trừ chi phí gia đình có lãi được kha khá. Phát huy kết quả đã đạt được, anh và gia đình không ngừng học hỏi, nghiên cứu, đổi mới cách làm. Anh đã biết kết hợp giữa nông nghiệp với công nghệ chế biến.

Vừa trồng chè gia đình anh còn phát triển trồng rừng. Có tý vốn liếng nào anh lại đầu tư vào trồng rừng và kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ vậy, sau hơn chục năm, gia đình anh đã có 13 ha rừng, sau khi trừ chi phí mỗi năm cho thu từ 70 - 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh còn phát triển chăn nuôi lợn, gà, ngoài việc phục vụ gia đình và công nhân, hàng năm còn xuất bán được 45 - 50 triệu đồng.

Không chỉ chế biến chè, hàng năm gia đình anh Duật còn đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phối hợp với cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trong vùng về chăm sóc, thu hái chè để đạt năng suất, hiệu quả cao nhất. Bình quân mỗi năm, gia đình anh chế biến từ 1.500 - 1.800 tấn chè búp tươi, doanh thu đạt 6 - 8 tỷ đồng; nộp ngân sách trên 800 triệu đồng, lãi gần 500 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho gần 30 lao động là con em địa phương với mức lương bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Tạ Minh Duật còn tham gia tích cực các hoạt động xã hội, giúp đỡ bà con trong thôn, xã vươn lên phát triển kinh tế. Năm nào cũng vậy, anh luôn ủng hộ thôn, xã hàng chục triệu đồng làm đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, các hộ nghèo trong thôn không có vốn đầu tư cho sản xuất, anh đã tạo điều kiện cho vay không lấy lãi với số tiền lên đến cả trăm triệu đồng. Qua sự giúp đỡ của anh, đến nay đã có 8 hộ trong thôn vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống phát triển kinh tế gia đình và trở thành hộ khá trong thôn, trong xã.

Từ một gia đình nghèo khó, nhưng nhờ tích cực học hỏi, nghiên cứu, đổi mới cách sản xuất, kết hợp giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến anh đã thoát nghèo và trở nên giàu có. Sự thành công của anh Duật là sự gợi mở hướng đi cho nông dân trên bước đường xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Thanh Phúc

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục