Thu nhập tiền tỷ từ tinh bột nghệ

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/6/2017 | 7:05:56 AM

YBĐT - Trung bình mỗi vụ, cơ sở của chị Đỗ Thị Nga sử dụng khoảng 700 tấn nghệ tươi và cho ra khoảng hơn 50 tấn tinh bột nghệ.

Cơ sở tinh bột nghệ Phương Nam đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cơ sở tinh bột nghệ Phương Nam đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhận thấy được tiềm năng khi đầu tư phát triển, đưa tinh bột nghệ ra thị trường, chị Đỗ Thị Nga, thôn Tiền Phong, xã Hán Đà, huyện Yên Bình quyết định bắt tay sản xuất và từng bước tìm hướng đi cho sản phẩm này.

Trước khi làm chủ cơ sở tinh bột nghệ Phương Nam, chị Nga từng làm trong ngành y. Sau nhiều lần sử dụng tinh bột nghệ và bản thân cũng nắm được những kiến thức cơ bản về dược học, nhận thấy sản phẩm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: chữa bệnh dạ dày, tốt cho hệ tiêu hóa, làm đẹp da… lại nhận ra thị trường của mặt hàng này khá tiềm năng, chị Nga học hỏi kinh nghiệm làm nghề của nhiều hộ xung quanh và bắt tay thử nghiệm loại tinh bột chất lượng. Mới đầu, chị chỉ làm quy mô nhỏ, lẻ.

Khi thấy được kết quả khả quan, tháng 10/2016 chị mạnh dạn đăng ký tên thương hiệu tinh bột nghệ Phương Nam và được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp giấy phép kinh doanh, mở cơ sở sản xuất tinh bột nghệ để cung ứng ra thị trường.

Để đảm bảo nguồn hàng cho người tiêu dùng, chị đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để trang bị máy móc chế biến, hoạt động liên tục từ sáng sớm đến tận đêm.

Là người phụ nữ can đảm, mạnh mẽ, chị Đỗ Thị Nga không chỉ siêng năng mà còn ngày đêm bươn chải để tìm ra hướng đi mới trong phát triển thị trường tinh bột nghệ. Hiện, trung bình mỗi vụ, cơ sở của chị sử dụng khoảng 700 tấn nghệ tươi và cho ra khoảng hơn 50 tấn tinh bột nghệ. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về mỗi năm từ 2 đến 3 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 13 lao động, lương mỗi tháng từ 4 - 6 triệu đồng/người.

Chị Trần Thị Thanh, thôn Tiền Phong, xã Hán Đà cho biết: “Gia đình tôi trước kia chỉ làm nông nhiệp, nên kinh tế chỉ đủ ăn. Từ khi đến làm tại cơ sở sản xuất tinh bột nghệ Phương Nam, cuộc sống gia đình tôi no đủ hơn, công việc làm ở đây cũng khá nhàn hạ, không phải dãi nắng, dầm mưa như trước”.

Sản phẩm của cơ sở sản xuất tinh bột nghệ Phương Nam được tiêu thụ tại nhiều địa phương trên cả nước, nhưng chủ yếu ở Hà Nội, Nghệ An, Vĩnh Phúc và một số cơ sở trong tỉnh. Tuy nhiên, để có được thành quả như hiện tại, chị Nga cũng gặp không ít khó khăn. Chị chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất khi mở cơ sở là chưa có nhiều vốn. Có trong tay chỉ vài chục triệu, chị phải vay mượn thêm ngân hàng, người thân, bạn bè mới có điều kiện đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, trang bị máy móc, thuê mướn nhân công…”.

Chị cho biết thêm: để cho ra sản phẩm bột nghệ, mặc dù không vất vả nhưng đòi hỏi rất tỉ mỉ, đặc biệt là tốn rất nhiều thời gian và trải qua 7 công đoạn.

Để có được tinh bột nghệ đạt chất lượng thì phải lọc qua ít nhất là năm lần, sau đó, tinh bột nghệ phải phơi ở trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì mới đảm bảo chất lượng, màu sắc lại đẹp.

Tại cơ sở Phương Nam, công nhân chế biến nghệ theo phương pháp vận hành máy móc dây chuyền từ rửa, nghiền, lọc bỏ phần tạp chất và váng dầu để thu được tinh dầu nghệ lắng phía dưới. Với phương pháp phơi khô thông thường, tinh bột không có màu sắc đẹp, chỉ để khoảng nửa năm đã có dấu hiệu hỏng, biến chất.

Tuy nhiên, nếu sấy bằng máy, tinh bột nghệ thành phẩm có màu sáng, đẹp, thời gian cất trữ lâu. Nếu bọc trong bao, lọ kín, mọi người có thể để được cả năm mà không sợ bị hỏng. Hiện nay, tinh bột nghệ của gia đình chị được nhiều khách hàng mua và sử dụng. Sắp tới, chị đang có chủ trương mở rộng quy mô sản xuất.

Trên địa bàn tỉnh trồng nghệ còn khá ít, cho nên nghệ tươi chị Nga thường thu mua từ nhiều nơi khác như Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng… Nhận thấy sản xuất tinh bột nghệ của gia đình chị Nga đem lại hiệu quả cao, nhiều người dân trong xã cũng rất háo hức muốn tận dụng diện tích đất để trồng thứ nguyên liệu này cung cấp cho những cơ sở sản xuất như gia đình chị Nga.

Được biết, cây nghệ có khả năng chịu hạn, thích ứng rộng, không những trồng trên đất ruộng cạn, đất vườn mà còn trồng được trên cả đất đồi không có điều kiện tưới nước.

Đó là lý do khiến cây nghệ có điều kiện mở rộng được diện tích. Trồng nghệ không khó, đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao. Sau khi trừ chi phí giống, phân bón, nhà trồng giỏi có thể thu lãi trên 13 triệu đồng/sào tiền nghệ củ.

Chị Nga cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật cho những hộ có nhu cầu muốn trồng nghệ. Đổi lại, những người dân sẽ bán lại nghệ tươi cho chị. Hiện tại, toàn huyện đã trồng được khoảng 6 ha nghệ tươi gia đình chị Đỗ Thị Nga cung cấp giống. Dù mới bắt đầu trồng, song cây nghệ đang phát triển rất tốt, dự kiến hiệu quả giống cây này đem lại rất cao.

Ông Phạm Xuân Trường - Phó Chủ tịch UBND xã Hán Đà cho biết: Mô hình của gia đình chị Đỗ Thị Nga là một mô hình mới trên địa bàn xã, vừa có hiệu quả kinh tế cao vừa tạo việc làm cho người dân địa phương. Trong năm vừa qua, mô hình này đã giúp cho bà con bắt đầu mở rộng diện tích vùng nguyên liệu trên địa bàn xã, huyện; cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng nghệ cho bà con. Đặc biệt, chúng tôi đang cùng gia đình chị Nga xây dựng một bộ kế hoạch để hướng dẫn các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ phát triển mô hình kinh tế sản xuất tinh bột nghệ.      

Hải Hà

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục