Hờ A Chỉnh - Người tận tâm với công tác dân số

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/6/2017 | 7:55:00 AM

Được tận mắt chứng kiến những hình ảnh đẹp cũng như đánh giá của lãnh đạo xã về sự tận tụy trong công tác dân số của anh Hờ A Chỉnh - nhân viên y tế, dân số bản Tu San, xã vùng cao Nậm Có, huyện Mù Cang Chải khiến chúng tôi càng thêm khâm phục.

Tu San là bản khó khăn nhất nhì của xã Nậm Có, mặc dù chỉ cách trung tâm xã 5km nhưng chủ yếu là đường đất, đường đồi núi nên việc đi lại vô cùng khó khăn. Cả bản có trên 180 hộ dân với gần 1.200 nhân khẩu, địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, tình trạng sinh con thứ 3 vẫn khá phổ biến, nhất là những cặp vợ chồng sinh con một bề là gái.

Mặc dù nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm tới công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tuy nhiên với đặc thù của xã vùng cao, trình độ dân trí thấp, dân cư sinh sống không tập trung, phong tục tập quán lạc hậu, đồng bào vẫn nặng tư tưởng muốn sinh nhiều con nên công tác dân số gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chưa thật sự có sức lan tỏa, chưa có điểm nhấn cụ thể để làm thay đổi từ nhận thức đến hành vi của người dân trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình; sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể của bản nói riêng và của xã nói chung chưa sát sao và quan tâm đúng mức, thiếu phương tiện truyền thông.

Là một cộng tác viên dân số, nhận thức rõ trách nhiệm của mình và những khó khăn nơi đây, trong những năm qua, anh Chỉnh đã tham mưu với Bí thư Chi bộ thôn và Trưởng bản phối hợp với các hội, đoàn thể trong bản tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ tới nhân dân.

Qua các hình thức như: tổ chức các đợt tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đến Trạm Y tế xã để thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản; tổ chức họp nhóm và đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động đối tượng nhân các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, các tháng cao điểm về dân số, Ngày Dân số thế giới, Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam; lồng ghép nội dung tuyên truyền về lợi ích của việc không sinh con thứ 3 trở lên, về hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, về Pháp lệnh Dân số sửa đổi, chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên thanh niên...

Hay tuyên truyền vào các buổi họp thôn bản, vào các dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10, tập trung vào đối tượng trẻ, mới lập gia đình, các gia đình sinh con một bề là gái và các gia đình còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Mưa dầm thấm lâu, các hoạt động truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về công tác DS-KHHGĐ. Kết quả, năm 2016 tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70%, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm 60% so với cùng kỳ năm trước.

Chia sẻ về những khó khăn trong nhiệm vụ của mình, anh Chỉnh mong muốn cần có sự vào cuộc, phối hợp, quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của các cấp ủy chính quyền, các ngành, đoàn thể địa phương, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo từ tỉnh, huyện về công tác dân số.

Bên cạnh đó cần xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ theo hương ước, quy ước của bản và biểu dương, khen thưởng kịp thời những gia đình chấp hành tốt chính sách DS-KHHGĐ; tăng mức thù lao cũng như có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với người làm công tác dân số, nhất là những thôn, bản vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn để động viên khuyến khích họ yên tâm công tác, tâm huyết với nghề.

Thanh Tân

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục