Thời gian “vàng” rèn luyện ý chí

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/9/2017 | 11:08:48 AM

YBĐT - Những gì có được từ thời quân ngũ giúp ông Khiêm đi đến được ngày hôm nay cũng là những điều ông muốn "truyền lửa” sang con, giúp con thêm vững vàng giữa cuộc đời.

Xưởng sản xuất và chế biến gỗ ván bóc của ông Nguyễn Duy Khiêm (đứng giữa) tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho 20 lao động địa phương.
Xưởng sản xuất và chế biến gỗ ván bóc của ông Nguyễn Duy Khiêm (đứng giữa) tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho 20 lao động địa phương.

"Thời gian 14 năm trong quân đội là thời gian "vàng” rèn luyện ý chí của bản thân tôi” - ông Nguyễn Duy Khiêm ở khu phố 5, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình chia sẻ. 

Xuất ngũ vào thời điểm năm 1991, trên thân thể ông mang dấu vết chiến tranh khi là thương binh hạng 4/4. Cuộc sống đời thường vốn dĩ vẫn không hề dễ dàng với ông, với bất kỳ ai mong muốn có một tương lai tốt đẹp cho gia đình.

Hàng chục công việc ông trải qua đều nhọc nhằn của mồ hôi, công sức từ chở xe ôm, đóng bè thuê, chạy công nông… để các con đủ ăn, đủ mặc và được học hành. Nuôi 4 con học đại học suốt quãng thời gian liên tục đâu có "dễ thở” mà vợ chồng ông vẫn vui và luôn cố gắng bởi nghĩ rằng: "Tiền mình làm ra đã được chuyển đổi thành kiến thức cho con. Kiến thức là nguồn vốn không bao giờ cạn. Mình đã dành tặng các con điều quý giá nhất trong cuộc sống”.
 
Nay thì các con ông, cả trai, gái, dâu, rể, có 4 người công tác trong Nhà nước, có 4 người giúp việc cho ông và cũng đã mang đến niềm vui lớn nhất cho ông bà là 4 cháu trai, 4 cháu gái.
 
Nhớ lời bố đẻ từng nói với vợ chồng mình: "Chúng mày phải nuôi dạy các cháu tao cho tốt!”, giờ tới lượt ông nhắc nhở các con mình về ý thức, về trách nhiệm đối với bọn trẻ. Dõi từng bước các con vào đời, ông ví như một "cuộc chiến” với những mặt còn chưa tích cực của xã hội để "giữ con”.
 
Những gì có được từ thời quân ngũ giúp ông đi đến được ngày hôm nay cũng là những điều ông muốn "truyền lửa” sang con, giúp con thêm vững vàng giữa cuộc đời. Ông tự nhận mình may mắn là đến lúc này, cuộc sống dễ chịu hơn, vợ chồng khỏe mạnh, các con đều trưởng thành, lao động chân chính cùng đàn cháu ngoan ngoãn quây quần.

Sau những năm tháng lăn lộn kiếm sống, có chút vốn tích cóp là ông Khiêm mua lại một xưởng sản xuất và chế biến gỗ ván bóc vào đầu năm 2014. Quyết định này của ông dựa trên nhu cầu của chính ông muốn thay đổi công việc cùng với khai thác vùng cây nguyên liệu sẵn có tại địa phương và các khu vực lân cận. 

Sản phẩm ván bóc thường có ngay các mối tìm đến với ông, còn hàng ghép thanh, hàng xẻ có một công ty ở Nam Định thu mua ngay tại thị trấn. Nếu mọi điều kiện thuận lợi thì xưởng của ông Khiêm duy trì việc làm cho 20 lao động, sản xuất khoảng 20 công mỗi tháng, mức thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/ngày công.
 
Toàn bộ số lao động tại xưởng đều là người địa phương theo ông Khiêm cho biết. Nỗi lo lớn nhất của ông làm sao có thể tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho họ trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
 
Vấn đề này được ông giải quyết ở góc độ phải quản lý lao động tốt, tận dụng mọi sản phẩm, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đầu năm 2017 khó khăn do tiêu thụ kém, ván mốc phải bỏ đi mà vốn cứ nằm đấy nhưng ông cương quyết không bỏ. Lý do ông Khiêm đưa ra: "Thua nghề gì, gỡ nghề đó, quan trọng phải nắm bắt và phải theo quy luật thị trường”.
 
Duy trì xưởng sản xuất không những có ý nghĩa giữ cho cuộc sống của những người công nhân mà còn "tạo điểm tựa cho các con khi chúng đang như những thuyền viên trông vào tôi là thuyền trưởng”. Đợi cho các con cứng cáp hơn chút nữa, ông Khiêm sẽ "buông trịch” và việc phát triển xưởng sản xuất thành doanh nghiệp thì ông cũng sẽ "nhường quyền quyết định cho các con”. Bản lĩnh trước mọi thử thách của cuộc đời này cũng thật sự là điều mà ông Khiêm mong muốn ở những người con.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục