Ươm cây giống, thu 200 triệu đồng mỗi năm

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/11/2017 | 7:58:44 AM

YBĐT - Từ nhiều năm nay, vườn ươm cây giống của chị Ngô Thị Thuận, thôn 3, xã An Lạc, huyện Lục Yên đã trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp cây giống trong và ngoài huyện, mang lại nguồn thu nhập cao, tạo việc làm cho nhiều lao động. 

Chị Ngô Thị Thuận đang chăm sóc cây quế giống.
Chị Ngô Thị Thuận đang chăm sóc cây quế giống.

Không cam chịu đói nghèo, trải qua nhiều công việc khác nhau, năm 2007 chị Ngô Thị Thuận đến với nghề ươm cây giống. Ban đầu, do thiếu vốn, kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế đem lại không cao. 

Tuy nhiên, được sự động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của bố mẹ chồng và chị Thuận tự học hỏi kiến thức qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách kỹ thuật ươm cây giống lâm nghiệp để áp dụng vào vườn ươm của gia đình nên chị đã thành công. 

Nhờ cây giống đảm bảo chất lượng mà 5 năm trở lại đây, vườn ươm cây giống của chị Thuận luôn là địa chỉ tin cậy cung cấp cho nhiều địa phương trong và ngoài huyện.

Hiện nay, gia đình chị Thuận có 3 vườn ươm, với các loại cây: quế, keo, bồ đề, trẩu… Ban đầu, chị chủ yếu ươm keo, bồ đề, nhưng 3 năm gần đây, thực hiện chủ trương của huyện về phát triển cây quế nên chị đã mạnh dạn mua hạt giống từ huyện  Văn Yên về để ươm. 

Theo chị, thời gian ươm quế giống khá dài (từ khi gieo hạt đóng bầu tới khi được bán khoảng từ 9 - 10 tháng). Quá trình chăm sóc phải thường xuyên chú trọng phòng chống bệnh thì mới có được những cây giống chất lượng.
 
Nhờ đức tính cần cù, có kỹ thuật nên chất lượng cây giống của chị luôn được thị trường tin cậy. Mỗi cây giống có giá từ 400 đến 1.000 đồng, một năm chị bán được khoảng 50 vạn cây giống các loại và cho thu về trên 200 triệu đồng. Từ nghề ươm cây giống, không những đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình mà chị Thuận còn giải quyết việc làm thời vụ cho 7 - 10 lao động nông nhàn, chủ yếu là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn với công lao động từ 150 - 200 nghìn đồng/người/ngày.
 
Bà Lê Thị Hoa, thôn 3, xã An Lạc bày tỏ: "Tôi làm ở đây đã được mấy năm. Nhờ sự giúp đỡ của chị Thuận nên thu nhập cũng khá ổn định và tôi mong muốn chị duy trì nghề này để chúng tôi có việc làm thường xuyên”.

Ngoài việc phát triển kinh tế, gia đình chị Thuận luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, các cuộc vận động do các cấp, ngành và địa phương phát động; tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện tốt quy ước, hương ước của thôn. Chị Thuận luôn là tấm gương tiêu biểu của xã trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu.
 
Ông Triệu Việt Phú - Phó Chủ tịch UBND xã An Lạc đánh giá: "Mấy năm trở lại đây, nhiều hộ trong xã đã phát triển mô hình vườn ươm cây giống đem lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như chị Ngô Thị Thuận. Tuổi đời còn trẻ, chị là người năng động, dám nghĩ, dám làm và thành công với nghề ươm cây giống, đặc biệt là cây quế. Với hướng đi đúng, chị Thuận trở thành tấm gương sáng cho nhiều người dân muốn vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương".

Khắc Điệp - Tuấn Viên

Các tin khác
Nhân dân thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận (CTMT), thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Trấn Yên thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở cơ sở.

Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục