Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/11/2017 | 7:21:13 AM

YBĐT - Ai đã biết đến cựu chiến binh (CCB) Ngô Hồng Hải ở thôn 6, xã Văn Lãng, huyện Yên Bình thì đều khâm phục ông bởi ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và quê hương.

Giống gà ri lai của gia đình CCB Ngô Hồng Hải được thị trường ưa chuộng.
Giống gà ri lai của gia đình CCB Ngô Hồng Hải được thị trường ưa chuộng.

Trở về lập nghiệp trên mảnh đất quê hương sau những năm tháng rèn luyện trong quân đội từ năm 1985, đến nay, CCB hạng 4/4 Ngô Hồng Hải đã xây dựng cho mình một cơ ngơi ổn định, khang trang khi biến vùng đất đầy lau sậy thành trang trại nuôi gà với quy mô hàng nghìn con cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Ông Hải xúc động kể về những năm tháng đứng trong chiến hào của cuộc chiến bảo vệ biên giới năm 1979. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1979 ông tình nguyện lên đường nhập ngũ khi vừa tròn 18 tuổi. Trong chiến đấu, ông đã bị chấn thương ở đầu và giảm trí nhớ với tỷ lệ thương tật 28%. Năm 1985, ông xuất ngũ trở về quê hương lập gia đình và phát triển kinh tế. Lúc này, đời sống rất khó khăn, kinh tế gia đình chỉ dựa vào cây lúa. 

Năm tháng qua đi, mỗi ngày làm một chút, mỗi tháng tích lũy thêm một phần, khi có chút vốn, ông bắt đầu tính đến việc nuôi gà thả vườn. Sau nhiều chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các mô hình đã thành công và tham gia các lớp tập huấn do huyện tổ chức, thương binh hạng 4/4 - Ngô Hồng Hải quyết định về Bắc Ninh để mua giống gà ri Dabaco nuôi thử nghiệm 500 con. 

Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi, ông đã thành công và tiếp tục nhân lên nuôi 1.000 con ở lứa ngay sau đó. Nhưng thật không may mắn, khi trận mưa lũ lịch sử năm 2008 đã cuốn trôi tất cả số gà của gia đình và ông lại trở về tay trắng. 

Song, với tinh thần của người lính Cụ Hồ, không lùi bước trước khó khăn, ông Hải lại vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để mua 500 con gà về phát triển kinh tế lại từ đầu. Bằng việc lấy công làm lãi, lãi thu được lại tái đầu tư, xoay vòng, đến năm 2013, trang trại gà của gia đình CCB này đã tăng lên trên 4.000 con. 

Ông Hải chia sẻ: "Giống gà ri lai không khó nuôi, nhưng ngoài việc nắm vững kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế từ sản xuất thì tôi thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để chăm sóc, phòng bệnh cho gà. Với lợi thế diện tích đất vườn rộng nên đàn gà tự do tìm thêm nguồn thức ăn ngoài tự nhiên, giúp chúng tăng sức đề kháng, tăng chất lượng thịt gà khi xuất chuồng. Đặc biệt, khi mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu thì việc nuôi gà thả vườn đang là hướng đi được thị trường ưa chuộng. Đến thời kỳ xuất chuồng là thương lái đến thu mua tận nơi với giá từ 80 - 90 nghìn đồng/kg”. 

Cùng với bán gà thịt, ông còn cung cấp mỗi ngày trên 300 quả trứng cho thương lái. Ngoài ra, CCB Ngô Hồng Hải còn nuôi trên 100 con lợn, trồng 3 ha keo, 5 sào chè Bát tiên... mỗi năm sau trừ chi phí ông thu về gần 300 triệu đồng.

Không chỉ giỏi làm giàu, CCB Ngô Hồng Hải còn đứng ra thành lập Hợp tác xã Chăn nuôi dịch vụ nông nghiệp thôn 6 với ngành nghề chăn nuôi và trồng cây bảo vệ rừng. Hiện, ông đảm nhận vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã với 11 hộ thành viên. Thông qua hoạt động của Hợp tác xã, các hộ cùng giúp đỡ về vốn, kỹ thuật và hướng dẫn nhiều người trong xã chăn nuôi, giúp nhau phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. 

Ông Trần Đức Vững - Chủ tịch Hội CCB xã Văn Lãng, huyện Yên Bình khẳng định: "CCB Ngô Hồng Hải là một tấm gương tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh giỏi. Ông cũng luôn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của Hội CCB xã và sẵn sàng chỉ dẫn, giúp đỡ anh em đồng đội có nhu cầu cùng làm để phát triển kinh tế gia đình. Người lính Cụ Hồ - Ngô Hồng Hải xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người học tập và làm theo”.

Thanh Chi

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục