Cô giáo vùng cao nhiều sáng kiến

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/11/2017 | 12:46:53 PM

YBĐT - Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương năm 2007, cô Lê Thị Oanh lựa chọn lên huyện vùng cao Trạm Tấu công tác. 

Cô giáo Lê Thị Oanh tận tình truyền đạt cho học sinh những kiến thức mới.
Cô giáo Lê Thị Oanh tận tình truyền đạt cho học sinh những kiến thức mới.

Sau nhiều năm công tác tại Trường TH&THCS Hát Lừu, năm học 2015 - 2016, cô Oanh chuyển công tác về Trường TH&THCS thị trấn Trạm Tấu. 

Sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, khi lên với Trạm Tấu, những ánh mắt ngây thơ, những khuôn mặt còn lấm lem bùn đất và tình cảm chân thành của những người dân nơi đây là động lực để cô giáo trẻ quyết tâm gắn bó với sự nghiệp giáo dục ở vùng cao. Cô Oanh cho biết: "Lúc đầu, tôi có ý định lên vùng cao công tác vài năm để trải nghiệm, sau đó xin chuyển công tác về quê”. 

Trải qua thời gian, tình cảm chân thành của những học trò nghèo vùng cao đã níu cô ở lại. Trạm Tấu giờ đã trở thành quê hương thứ hai của cô giáo Oanh. Chia sẻ về sáng kiến kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5, cô Oanh cho biết: "Là một giáo viên giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, tôi luôn trăn trở mình cần phải làm gì để thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Quá trình dạy học và giáo dục sẽ mang lại điều gì cho trẻ, đúc rút được kinh nghiệm gì, có sáng kiến gì góp phần cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục”. 

Với lòng yêu nghề mến trẻ, tinh thần hăng say học tập, rèn luyện, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh ở trường tiểu học, cô quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài này. 

Để thực hiện được sáng kiến kinh nghiệm của mình, cô đã trao đổi với đồng nghiệp và đưa ra những khó khăn, vướng mắc, giải pháp khắc phục để làm sao nâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường; phát phiếu điều tra đến từng đối tượng học sinh, tìm hiểu và nắm chắc về hoàn cảnh, trình độ nhận thức, sở trường, sở đoản và năng khiếu của từng học sinh để có phương pháp hướng dẫn cho phù hợp.

"Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh ở trường tiểu học” và "Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng dấu câu" là hai sáng kiến kinh nghiệm của cô giáo Lê Thị Oanh - giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt loại xuất sắc trong các năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016, được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu đưa vào áp dụng tại nhiều trường học trên địa bàn.
Qua phiếu điều tra, cô nắm được đầy đủ thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào sổ chủ nhiệm. Quan trọng hơn, cô đã hiểu một phần về học sinh của mình. Điều đó rất có lợi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Từ đó, cô phân loại từng đối tượng học sinh ngay từ đầu năm, trực tiếp trao đổi với phụ huynh để có kế hoạch cụ thể đối với từng học sinh. 

Đối với học sinh gặp khó khăn trong học tập, trước hết, cần biết các em khó khăn về môn nào, mức độ đọc - hiểu - tính toán ra sao, nguyên nhân từ đâu, để giúp các em tiến bộ trong học tập, cô luôn suy nghĩ, học hỏi từ đồng nghiệp đi trước để có những phương pháp dạy học hay nhất chỉ dẫn cho các em. Cô cũng thường xuyên kiểm tra và theo dõi việc học bài và làm bài tập của học sinh. 

Đối với học sinh hiếu động hơn trong lớp, cô luôn tạo sự gần gũi thân thiện, tuyên dương kịp thời, phát hiện những điều tốt, có tiến bộ để dần giúp các em có những thái độ đúng đắn hơn trong học tập. Mặt khác, cô thường xuyên liên lạc, thông báo với phụ huynh và phối hợp với ban cán sự lớp để nhắc nhở, động viên và giúp đỡ. 

Sáng kiến "Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng dấu câu" đã giúp các em học sinh ở đây giải quyết được khó khăn thường gặp trong cách luyện từ, đặt dấu câu, sáng kiến này giúp các em dễ dàng hơn trong cách đặt từ và câu, phát âm chuẩn các âm "s” hay "x”; "ch” hay "tr”, cách đặt dấu chấm, dấu hỏi hay dấu phẩy… 

Cô giáo Trần Thị Thoa - Phó Hiệu trưởng Trường TH&THCS thị trấn Trạm Tấu nhận xét: "Là một giáo viên trẻ song cô Oanh đã thể hiện được sự chững chạc về chuyên môn, luôn năng nổ, nhiệt tình và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao. Những sáng kiến kinh nghiệm của cô đã được các đồng nghiệp và lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đánh giá cao, được áp dụng rộng rãi tại các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện vùng cao Trạm Tấu”. 

Với những kết quả đó, 7 năm liền, cô giáo Oanh được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường; 3 lần liên tiếp được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Năm học 2015 - 2016, cô được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc tiểu học, được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen.

Hà Anh

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục