Người thầy của đam mê sáng tạo

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/1/2018 | 7:02:17 AM

YBĐT - Gần 20 năm giảng dạy ở Trường THPT Nguyễn Lương Bằng (Văn Yên),  thầy Tống VănThành vừa giữ vai trò một giáo viên cốt cán, tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tỉnh, vừa hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật. Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến nay, thầy Thành cùng với trên 60 lượt học sinh đã hoàn thiện 26 dự án.

Thầy Tống Văn Thành hướng dẫn học sinh nghiên cứu dự án mới.
Thầy Tống Văn Thành hướng dẫn học sinh nghiên cứu dự án mới.

Không chỉ mang đến cho học sinh những kiến thức về khoa học kỹ thuật, thầy Thành còn khơi dậy sự tìm tòi, khám phá và thử sức sáng tạo của các em học sinh.
 
Vì vậy, mỗi khi đứng lớp, thầy Thành luôn chú trọng sự tương tác giữa thầy và trò; thường xuyên đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức như: hướng dẫn trực tiếp phương pháp nghiên cứu khoa học, cung cấp tài liệu mới, hỗ trợ về kỹ thuật… tạo cho học sinh sự hứng thú, tránh lối học thụ động, máy móc. Chính những bài giảng hấp dẫn, giờ thực hành thú vị, thầy Thành đã truyền lửa đam mê sáng tạo khoa học cho những học sinh yêu thích tìm tòi, nghiên cứu.
 
Thầy Thành chia sẻ: "Đối với sáng tạo khoa học - kỹ thuật, ý tưởng phải xuất phát từ thực tiễn, phải là quá trình phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Có vậy mới khơi  gợi hứng thú và đam mê của học sinh. Để khi nảy sinh ý tưởng, chính các em sẽ là người giải quyết vấn đề đó, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, khơi nguồn sáng tạo cho các em”.

Dưới sự hướng dẫn của thầy Thành, phong trào học sinh tham gia nghiên cứu khoa học ở Trường THPT Nguyễn Lương Bằng đã lan tỏa mạnh mẽ, trong đó có nhiều ý tưởng sáng tạo có ý nghĩa thiết thực. Điều đó được minh chứng bằng nhiều thành tích trong các cuộc thi khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh, cấp quốc gia…
 
Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến nay, thầy Thành cùng với trên 60 lượt học sinh đã hoàn thiện 26 dự án, đạt nhiều kết quả đáng ngưỡng mộ như: Dự án "Thu khí ni tơ tự nhiên bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng” đạt giải Khuyến khích, Cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học; Dự án "Đèn học sưởi ấm” đạt giải Nhì, Cuộc thi Khoa học - kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học và giải Ba cấp Quốc gia; Dự án "Máy lau giày” đạt giải Ba, Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc… Những dự án này không những khả thi, có thiết kế, lắp đặt đơn giản, tiết kiệm mà còn có tính ứng dụng, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

Không chỉ truyền lửa đam mê sáng tạo khoa học cho học trò của mình, thầy Thành còn truyền đam mê ấy cho chính những người trong gia đình mình.
 
Chị Nguyễn Thị Hậu - vợ thầy Thành ban đầu cũng "lo lắng” chồng đi sớm về khuya, về là ôm lấy máy móc, đồ nghề. Thế nhưng, lâu dần chính chị lại "nhiễm” cái đam mê ấy từ chồng, để rồi thành công với Dự án "Các điều kiện để ươm hạt giống” đã đạt được thành tích cao. Rồi cậu con trai lớn Tống Khánh Hưng cũng thường theo chân bố tham gia vào các dự án từ khi lên 9 tuổi. Và đến năm học 2016-2017, dự án đầu tay "Bếp hữu ích LT2” của Hưng cũng đạt giải Nhất, Cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh.
 
Thầy Tống Văn Thành tâm sự: "Hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật không chỉ có ý nghĩa tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, mà còn khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong mỗi người. Bản thân mỗi người đều có những ý tưởng sáng tạo riêng và nếu được quan tâm, tạo điều kiện, động viên, khuyến khích thì ý tưởng đó sẽ trở thành những sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống”.

Hoài Anh

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục