Chàng trai nuôi khát vọng làm giàu

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/1/2018 | 8:12:09 AM

YBĐT - Tuy còn trẻ nhưng chàng thanh niên Sùng A Páo ở bản Đề Sủa, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng được cho mình một mô hình kinh tế khá triển vọng, với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ khai thác lợi thế của địa phương.

Sùng A Páo chăm sóc đàn vịt của gia đình.
Sùng A Páo chăm sóc đàn vịt của gia đình.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo khó, bởi vậy, ngay từ nhỏ A Páo đã nuôi ước mơ làm giàu để thay đổi cuộc sống nghèo khó. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, A Páo đã ý thức được điều này, nên anh luôn tìm đọc về những tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên trong cuộc sống, học tập để trở thành những người có ích cho xã hội...
 
Đặc biệt, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ với học sinh: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, A Páo càng tự nhủ với bản thân là phải cố gắng học tập thật tốt, nên dù khó khăn là vậy, nhưng Páo không ngừng cố gắng trong suốt những năm học phổ thông cùng với rèn luyện ý thức, kỷ luật bản thân. Ngoài học trong sách vở, từ thầy cô giáo, bạn bè, A Páo còn khiêm tốn học ăn, học nói từ mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.

Năm 2014, sau khi tốt nghiệp cao đẳng công tác xã hội, anh trở về với quê hương vùng cao. Với những kiến thức, kinh nghiệm đã học cộng với tích cực tham khảo thêm trên sách, báo, internet... A Páo đã bàn với gia đình mạnh dạn vay 30 triệu đồng vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và vay thêm của anh em họ hàng đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi.
 
Sùng A Páo chia sẻ: "Qua tham khảo cho thấy, không chỉ ở thành phố mà ngay tại Mù Cang Chải, những loại thực phẩm như: rau sạch còn thiếu nhiều chứ chưa nói đến gà, vịt, ngan, trứng gà, trứng vịt nên tận dụng điều kiện gia đình làm nông nghiệp, có sẵn các loại phụ phẩm dư thừa như: ngô, thóc, sắn, cây chuối nhà, chuối rừng... mình đầu tư nuôi vịt siêu trứng, ngan thịt, gà thịt và chim câu theo hướng chăn nuôi sạch. Do đó, sản phẩm của gia đình làm ra, bán lúc nào giá cũng cao hơn ngoài thị trường mà không đủ hàng để cung cấp”.
 
Hiện nay, gia đình A Páo đang nuôi ổn định 500 con vịt siêu trứng/lứa; gần 100 con ngan; trên 50 con gà, gần trăm con chim bồ câu, 10 con lợn và 8 con trâu, bò kết hợp làm dịch vụ xay xát, ép cám chăn nuôi dạng viên, trồng lúa, ngô, trồng và bảo vệ rừng, với thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/năm.
 
Chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải cho biết thêm: "Là xã vùng cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ, nhận thức còn thấp, đặc biệt là kinh nghiệm và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất còn rất hạn chế và chủ yếu sản xuất theo truyền thống là chính. Vậy nên, việc đầu tư, phát triển những mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm có áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật như của đoàn viên Sùng A Páo rất cần được nhân rộng. Không chỉ để mang lại thu nhập ổn định giúp gia đình vươn lên làm giàu chính đáng mà còn là mô hình điểm để tuyên truyền, vận động cho nhiều đoàn viên thanh niên khác học tập làm theo, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững cho địa phương”.

Nhờ mạnh dạn đầu tư, thay đổi phương thức sản xuất, hiện nay, A Páo đã có điều kiện mua sắm ô tô tải về phục vụ nhu cầu chở hàng của bà con trong vùng; có điều kiện tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, dự định tới đây anh sẽ nuôi thêm giống gà ta, gà đen của người Mông.

A Mua

Các tin khác
Nhân dân thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận (CTMT), thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Trấn Yên thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở cơ sở.

Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục