"Chàng trai khởi nghiệp" Nguyễn Văn Thanh

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/3/2018 | 7:25:24 AM

YBĐT - Dám nghĩ, dám làm, kiên trì, nỗ lực vươn lên, từ hai bàn tay trắng, anh Nguyễn Văn Thanh ở tổ 17, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên hiện đã là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại sản xuất Vân Phúc Ngọc có doanh thu hàng tỷ đồng/năm, tạo việc làm, thu nhập khá cho hàng chục lao động tại địa phương. 

Anh Thanh (thứ hai bên trái) cùng công nhân chế tạo cẩu trục nâng hàng.
Anh Thanh (thứ hai bên trái) cùng công nhân chế tạo cẩu trục nâng hàng.


Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có 5 anh em ở xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, học hết cấp III, năm 1992, anh Thanh với nghề đúc nhôm được học từ quê hương lên thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên để mưu sinh. Thời gian đầu, với chiếc xe đạp cũ, anh ngày ngày đi tới các xã và thôn bản của huyện Lục Yên để nhận đúc nồi, chậu, mâm nhôm phục vụ nhu cầu của các gia đình.
 
Anh nhớ lại: "Làm nghề đúc nhôm vất vả lắm, mùa hè áo luôn ướt đẫm mồ hôi và cũng chịu nhiều độc hại từ bụi than, bụi nhôm. Khi đúc nhôm, thời tiết phải khô ráo để tránh nước mưa bắn vào gây rỗ, nổ và thủng sản phẩm. Nhôm được đun nóng ở nhiệt độ cao, khi tới độ thì mới đổ vào khuôn, khi nhôm nguội mới thể lấy ra. Vất vả như vậy nhưng tiền công của mỗi sản phẩm lúc đó chỉ là ... 2.000 đồng!”. 

5 năm vất vả, tiền tiết kiệm từ nghề đúc nhôm chẳng là bao, năm 1997, anh xuống thị xã Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái), đi khắp các xã, phường mong tìm được nghề làm mới.
 
Là người có tính kiên trì và khéo tay, anh nhiều lần dừng xe ở các cơ sở làm cửa sắt và nhôm kính và nhận ra đây là một hướng đi mới đầy tiềm năng bởi nhu cầu thị trường đối với mặt hàng này ở Lục Yên là rất lớn. Suốt một năm anh học hỏi kinh nghiệm tại các cơ sở làm cửa hoa sắt và nhôm kính, trở lại Lục Yên, anh thuê đất ở tổ 10 thị trấn Yên Thế, vay mượn thêm tiền để mua máy cắt, máy tiện, máy hàn… mở xưởng.
 
Thời gian đầu, với đồng vốn ít ỏi, anh thuê 3 công nhân. Cơ sở sản xuất của anh được nhiều người tìm đến xem các loại mẫu mã đẹp, có độ bền cao. Là cơ sở có uy tín và luôn thay đổi mẫu mã đa dạng theo nhu cầu của thị trường nên khách hàng đến với anh ngày một đông.
 
Từ 3 công nhân ban đầu, năm 2001, cơ sở của anh đã có 10 công nhân. Không ngồi một chỗ chờ khách hàng tìm đến, anh đã chủ động tìm đến khách hàng và trực tiếp liên hệ với các gia đình và các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu làm nhà khung sắt, mái tôn, cửa bằng nhôm kính…
 
Khi rảnh rỗi, anh lại tìm tòi, học hỏi qua sách, báo và kinh nghiệm của những xưởng cơ khí lớn để cải tiến mẫu mã, kỹ thuật, khảo sát thị trường để có những bước tiến tiếp theo. Từ những thành công ban đầu và doanh thu hàng năm tăng lên, năm 2009, anh đã mua được khu đất rộng gần 1.000 m2 tại tổ 17, thị trấn Yên Thế để mở rộng nhà xưởng và thành lập Công ty TNHH Thương mại sản xuất Vân Phúc Ngọc.
 
Công ty của anh đã không ngừng lớn mạnh và đăng ký hoạt động với 9 ngành nghề như: kinh doanh máy nông nghiệp, công nghiệp; kinh doanh thiết bị phụ tùng sửa chữa máy công trình; kinh doanh thiết bị vật tư máy khai thác đá… Do cần cù và say mê với công việc, luôn chịu khó tìm tòi cải tiến khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí, anh Thanh được nhiều cơ sở khai thác đá trắng trên địa bàn huyện mời đến để sửa chữa máy móc.
 
Năm 2003, Công ty TNHH Thương mại Hùng Đại Dương mời anh thực hiện hợp đồng làm toàn bộ hệ thống nhà xưởng nghiền bột đá và hệ thống cầu trục nâng hạ sản phẩm với trị giá hàng tỷ đồng. Hợp đồng hoàn thành và máy móc vận hành tốt, sớm hơn so với kế hoạch, uy tín của Công ty anh càng cao nên được nhiều cơ sở khai thác đá trắng khác trong, ngoài huyện tìm đến đặt hợp đồng lắp ráp nhà xưởng và các loại máy chế biến đá hiện đại.
 
Chịu khó nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, năm 2006, anh đã sửa chữa và chế tạo thành công máy cắt đá GRANITE bằng dây kim cương, phục vụ cho việc khai đá trắng tấm lớn mà trước đây các công ty khai thác đá phải mua ở nước ngoài với trị giá hàng tỷ đồng. 

Tính năng của máy cắt đá bằng dây kim cương của anh Thanh làm ra trị giá chỉ trên 300 triệu đồng với nhiều tính năng vượt trội: giảm chi phí nguồn tài nguyên khai thác mỏ và có thể khai thác các khối đá có kích thước lớn. 

Các chức năng dễ dàng hoạt động, thao tác vận hành di chuyển ngang và di chuyển nhanh. Máy còn phù hợp với bất kỳ chất lượng hay độ cứng của từng mỏ đá như đá cẩm thạch, đá Granit, đá sa thạch… hiệu quả cắt cao, được các khách trong tỉnh và tỉnh Nghệ An tìm đến mua.
 
Nói về 21 năm làm nghề cơ khí, anh Thanh tâm sự: "Làm nghề này là phải đam mê, cẩn thận, tỉ mỉ, kỹ lưỡng và kiên trì thì mới thành công được. Tôi không nhớ hết đã có bao nhiêu sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhất là phục vụ bà con nông dân như làm giá đèo hàng cho xe Minsk gấp gọn, chở được nhiều hàng khi vận chuyển; thay bánh xe bò từ bánh đặc kéo rất nặng thay bằng bánh săm lốp tận dụng từ xe máy cũ để vận chuyển hàng dễ dàng; máy băm thuốc nam từ băm bằng tay chuyển sang cắt bằng máy có mô tơ điện, giảm sức người…”.
 
Chị Trần Thị Quyên – Trưởng thôn Thóc Phưa, tổ 17, thị trấn Yên Thế cho biết: "Anh Thanh là người hiền lành, chịu khó, gia đình sống được nhiều người yêu quý. Gia đình anh luôn là hộ đứng đầu tham gia ủng hộ các nguồn quỹ do địa phương phát động, nhiều năm được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu…”.
 
Anh Nguyễn Văn Quanh, người dân xã Minh Xuân, làm việc tại bộ phận thợ tiện cho biết: "Tôi đã học nghề cơ khí và xin vào làm việc tại Công ty của anh Thanh từ năm 2011, mức lương hiện tại trên 10 triệu đồng/tháng. Đối với công việc hàng ngày, anh luôn tận tình chỉ bảo từng công việc, giúp cho chúng tôi từng bước nâng cao tay nghề. Hàng năm, Công ty đều đóng đầy đủ các loại bảo hiểm cho công nhân và thường xuyên có khen thưởng cho những người có sáng kiến và hoàn thành sớm nhiệm vụ được giao…”.

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên, hiện nay, Công ty của anh đã không ngừng lớn mạnh với 16 nghề kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động, nộp ngân sách nhà nước bình quân 300 triệu đồng/năm, doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng. 

Ý chí và tinh thần khởi nghiệp của Nguyễn Văn Thanh đáng để những người trẻ hôm nay học tập.

Thạch Phong

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục