Chủ trang trại trẻ tiền tỷ

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/4/2018 | 8:37:17 AM

YBĐT - Với khát vọng vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, đoàn viên Nguyễn Văn Được, thôn Đồng Tâm, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã biến ước mơ của mình thành hiện thực với mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tổng hợp trị giá cả tỷ đồng, trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào lập nghiệp của tuổi trẻ xã Đông Cuông.

Anh Nguyễn Văn Được chăm sóc đàn bò của gia đình.
Anh Nguyễn Văn Được chăm sóc đàn bò của gia đình.


Cùng cán bộ địa chính - nông lâm xã Đông Cuông, chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế trang trại của Được khi anh vừa nhập giống vật nuôi để tái đàn. Được hồ hởi cho biết, dịp cuối năm vừa qua đã xuất bán hết lứa gà hơn 1.000 con nên bây giờ mới nhập đàn mới để phát triển chăn nuôi.
 
Qua câu chuyện được biết, trước kia Được đã có một khoảng thời gian dài làm gạch nung, sau đó thấy việc làm gạch gây ô nhiễm môi trường nên khi xã có chủ trương chuyển đổi ngành nghề, Được đã mạnh dạn nhận đấu thầu lại diện tích đất soi bãi của xã với diện tích hơn 600m2 để xây dựng cơ sở chăn nuôi cho gia đình.
 
Lúc đầu do vốn ít nên Được chỉ nuôi một đôi trâu nái và vài chục con gà, cứ như vậy, tích góp dần, khi đàn trâu sinh sôi anh lại thuê thêm gần 500m2 đất soi bãi của người dân quanh khu chăn nuôi của mình để trồng cỏ nuôi trâu. Đầu năm 2017, Được mạnh dạn đăng ký với xã nhận hỗ trợ 30 triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi 30 con bò theo hình thức bán chăn thả và 15 triệu đồng hỗ trợ mô hình nuôi gà quy mô 1.000 con/lứa, tổng số tiền để đầu tư cho mô hình mất gần 600 triệu đồng.

Để có kiến thức trong chăn nuôi cũng như phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, ngoài việc tự tìm hiểu kiến thức qua sách, báo và các buổi tập huấn thú y tại xã, anh luôn tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch tiêm phòng theo định kỳ, đồng thời chủ động mua thuốc phun tiêu độc khử trùng và các loại vắc-xin về để tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm.
 
Nhờ đó mà mô hình chăn nuôi của gia đình anh phát triển tốt, không bị dịch bệnh. Quy mô chăn nuôi ngày càng mở rộng, ngoài nhân lực chính là 2 vợ chồng, Được còn thuê thêm 2 lao động chuyên lấy cỏ và làm công việc chăm sóc, vệ sinh chuồng trại cho trâu bò.
 
Với việc bố trí quy trình chăn nuôi khoa học, đàn trâu vừa bán giống và bán thịt, đàn gà nuôi theo hình thức gối vụ, đàn này bán, lại nhập đàn mới nên mỗi năm gia đình anh cũng xuất bán 6 - 7 lứa gà, mỗi lứa trên 3 tấn gà, thu lãi cả trăm triệu đồng mỗi năm.
 
Được cho biết: "Chăn nuôi quy mô lớn khá vất vả, nhất là làm 2 mô hình cùng một lúc, bởi vậy để có hiệu quả cao trong chăn nuôi mình phải có phân kỳ rõ ràng cho từng mô hình, đối với trâu, bò thời điểm nào là mùa sinh sản, gà thời điểm nào cần tiêm phòng và thời điểm nào có thể tách đàn để bán, lứa nào để nuôi tiếp gối vụ. Nói chung chỉ nên duy trì ở mức 40 - 50 con trâu, bò là đủ chứ lớn hơn không đủ sức để chăn nuôi và điều quan trọng hơn cả là phải có chí và quyết tâm thì mới làm được”.

 Không chỉ giỏi làm giàu cho mình và gia đình, là một đoàn viên trẻ Được đã tham mưu với Ban Chấp hành Đoàn xã phát động các phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp, đồng thời tình nguyện đứng ra giúp đỡ đoàn viên thanh niên trong xã cũng như trong Chi đoàn Đồng Tâm còn khó khăn về vốn, giống, kinh nghiệm phát triển kinh tế để các bạn cùng vươn lên thoát nghèo.
 
Bởi theo Được thì cuộc sống của đoàn viên thanh niên có ổn định mới thúc đẩy phong trào Đoàn vững mạnh được. Chính bởi những suy nghĩ ấy mà trong năm vừa qua, Được đã giúp cho hàng chục đoàn viên thanh niên trong xã về vốn, con giống để cùng nhau vươn lên thoát nghèo mà không lấy một đồng tiền lãi nào.

31 tuổi đời, cái tuổi còn rất trẻ, song Được đã là chủ nhân của mô hình kinh tế trang trại trị giá gần tỷ đồng. Chưa bằng lòng với những gì đã có, Được vẫn muốn mở rộng mô hình thêm nữa để tạo việc làm cho lao động địa phương và đoàn viên thanh niên trong xã cùng nhau vươn lên thoát nghèo, làm giàu để xây dựng phong trào Đoàn ngày càng vững mạnh.

Thanh Tân

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục