Người biết làm giàu ở Kháo Giống

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/5/2018 | 8:40:52 AM

YBĐT - Ở bản Kháo Giống, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, có một thanh niên với sức trẻ, dám nghĩ, dám làm đã biết phát huy thế mạnh của địa phương để vươn lên thoát nghèo, trở thành một tấm điển hình làm kinh tế giỏi cho thanh niên và nhân dân trong bản học tập noi theo. Anh là Giàng A Sông.

Anh Giàng A Sông chăm sóc đàn dê.
Anh Giàng A Sông chăm sóc đàn dê.

Từ những kinh nghiệm thực tế, qua nghiên cứu các mô hình phát triển kinh tế trên các phương tiện thông tin đại chúng, nắm bắt chủ trương của Đảng, Nhà nước và tìm hiểu thế mạnh của địa phương, A Sông quyết định đầu tư làm kinh tế trang trại tổng hợp, áp dụng theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. Anh trồng thảo quả, trồng sơn tra kết hợp chăn nuôi dê, lợn, nuôi gà xung quanh trang trại. Với gia đình Giàng A Sông, đây là quyết định táo bạo. Nhưng theo A Sông, nếu không làm thì sao biết có phù hợp, hiệu quả hay không.
 
Cứ vừa làm vừa học hỏi, rồi đúc rút thêm kinh nghiệm. Thất bại ban đầu do thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức khoa học, kỹ thuật không làm anh nản trí. Anh tập trung nghiên cứu sách báo, học hỏi thêm cách làm của những người đi trước; đặc biệt, anh rất tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng cây công nghiệp do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức…
 
Áp dụng bài bản kiến thức khoa học, kỹ thuật được tập huấn vào chăn nuôi nên đàn gia súc của gia đình anh phát triển tốt. Từ 7 con dê giống ban đầu, sau gần 2 năm chăm sóc, đàn dê của A Sông đã tăng lên 38 con, bình quân mỗi năm anh xuất bán 7 con dê; trên dưới 200 kg lợn thịt và hơn 40 kg gà thịt.
 
Đặc biệt, sau 7 năm kiên trì phát triển mô hình kinh tế trang trại, đến nay, diện tích cây thảo quả của gia đình anh đã cho thu hoạch gần 100 triệu đồng/năm; cây sơn tra cũng cho thu trên 10 triệu đồng/năm. Tính từ năm 2014 đến nay, mô hình kinh tế trang trại tổng hợp đã đem lại cho gia đình Giàng A Sông nguồn thu nhập ổn định, bình quân mỗi năm từ 100 đến 120 triệu đồng.

 Không những thoát nghèo, A Sông đã có điều kiện nuôi dạy con cái học hành chu đáo. Là người thanh niên tiến bộ của bản Kháo Giống, anh được cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong bản, trong xã tín nhiệm bầu vào lực lượng dân quân xã và công an viên. Lấy đó làm niềm vinh dự, tự hào cũng là trách nhiệm với cộng đồng, trước mỗi công việc giao, anh đều hoàn thành xuất sắc.
 
 Bản thân A Sông luôn là người tích cực tham gia cùng các lực lượng chức năng trong xã giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; kết quả huấn luyện dân quân tự vệ hàng năm đều đạt loại khá, giỏi. Mạnh dạn đi đầu phát triển thành công mô hình kinh tế trang trại, anh còn là người tích cực chia sẻ kinh nghiệm, cách làm kinh tế cho các đoàn viên thanh niên trong xã; tuyên truyền, vận động bà con trong bản Kháo Giống mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, xóa đói giảm nghèo.
 
Giàng A Sông cho biết, sẽ tăng dần tích lũy để mở rộng quy mô trang trại; đồng thời, chủ động tham khảo, tìm kiếm thị trường để nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho gia đình. Được biết, từ những thành công bước đầu, mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của Giàng A Sông đã trở thành địa chỉ cho đoàn viên thanh niên trong xã và nhân dân trong vùng học hỏi kinh nghiệm làm theo.

Phạm Minh

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục