Ông Lan nuôi bò sinh sản

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/7/2018 | 10:42:57 AM

YBĐT - Duy trì quy mô 10 con bò, phần lớn ông nuôi giống bò lai Sind sinh sản. Thương lái vẫn nói với nhau rằng: "Mua bò nhà ông Lan không được mặc cả” và họ đến tận nhà ông hỏi mua. 

Đàn bò của ông Nguyễn Địch Lan luôn khỏe mạnh nhờ chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
Đàn bò của ông Nguyễn Địch Lan luôn khỏe mạnh nhờ chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.


Hộ ông Nguyễn Địch Lan ở thôn Trung Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên bắt đầu nuôi bò sinh sản năm 2004. Trước đó, ông cũng đã có kinh nghiệm nuôi bò từ quê gốc Thanh Ba, Phú Thọ.

Chuồng nuôi mùa này, bạt dứa quanh chuồng được kéo lên cao để có gió lùa đều, mùa đông sẽ được kéo xuống che kín. Đang ngày nắng nóng gay gắt nhưng khu chuồng không hề có mùi khó chịu mà lại thoáng mát.
 
Ông Lan cho biết: "Chuồng trại được thế này là nhờ hướng Đông Nam mát về mùa hè, ấm trong mùa đông, xung quanh có cây to che bóng. Tôi cũng không sử dụng bất kì một loại chế phẩm nào để tẩy rửa, vệ sinh chuồng”. 

Ngay dưới lớp phibro xi măng lợp mái là những tấm ván gỗ ép ông thêm một lớp chống nóng cho đàn bò. Khu vực ông dành để chất thải của đàn bò sát cạnh chuồng và rộng tới 35 m2, trong khi diện tích chuồng xấp xỉ 100 m2.
 
Về việc này, lí giải của ông Lan như sau: "Phân bò có chứa khí độc, nếu tãi ra bề mặt rộng thì khí sẽ nhanh chóng thoát đi chứ không bị ấp lại lâu dài. Có khu để chất thải rộng là tránh được mùi hôi, có nhiều phân ủ hoai mục cho gia đình trồng cấy, thậm chí còn dư ra và nhiều người đến hỏi mua vì vừa rẻ vừa tốt”.

Duy trì quy mô 10 con bò, phần lớn ông nuôi giống bò lai Sind sinh sản. Thương lái vẫn nói với nhau rằng: "Mua bò nhà ông Lan không được mặc cả” và họ đến tận nhà ông hỏi mua. Ông Lan nuôi bò hoàn toàn bằng cỏ tươi và rơm khô. Cỏ tươi có gần 1 mẫu đất trồng năm 2014 là giống ông xin tại một trung tâm nuôi bò tỉnh Phú Thọ, đáp ứng đủ nhu cầu. Loại cỏ này dễ trồng, lên nhanh, mỗi tháng chặt một lứa, bò ăn đỡ tốn hơn cỏ voi. Cụ thể ông đưa ra con số: "Bình quân một con bò cần 40 kg cỏ voi mỗi ngày, còn loại cỏ tôi mới trồng chỉ cần 30 kg”.
 
Ngoài ra, kho nhà ông lúc nào cũng tích trữ 40 mẫu rơm khô đủ cho 10 bò trưởng thành ăn trong một năm với tỉ lệ 2 - 3 kg/con/ngày mùa hè, mùa đông tỉ lệ này gấp 3 lần. Đây cũng là tỷ lệ ông điều tiết, cân đối để giúp bò luôn đi phân khô, hết sức tránh phân nhão vì nếu lông bò dính phân thì sẽ chậm lớn và xước lông.
 
Hàng ngày, ông vệ sinh chuồng lúc 10 giờ sáng, 6 giờ chiều và không tắm cho bò. Ông đảm bảo nền chuồng xi măng khô ráo từ 15 - 17 tiếng/ngày, đặc biệt chỗ đứng hai chân trước của bò lúc nào cũng khô để tránh bị nhiễm khuẩn.

Mỗi năm nuôi bò, ông Lan thu về ít nhất từ 70 - 80 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí. Ông cho biết sẽ duy trì quy mô này vì phù hợp với khả năng của gia đình.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục