Quốc Việt Hùng mê nuôi thỏ

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/9/2018 | 7:57:21 AM

YBĐT - Hiện nay, giống thỏ Newzealand được nhiều hộ nông dân ở huyện Lục Yên chăn nuôi vì phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn. Trong số đó, phải kể đến mô hình nuôi thỏ Newzealand theo quy mô bán công nghiệp của anh Quốc Việt Hùng ở thôn Nà Bó, xã Khánh Thiện.

Anh Hùng chăm sóc thỏ.
Anh Hùng chăm sóc thỏ.


Hùng sinh năm 1990 trong một gia đình thuần nông. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm Thái Nguyên năm 2014, với kiến thức từ giảng đường, anh quyết định chọn hướng phát triển kinh tế ngay tại gia đình với mô hình chăn nuôi lợn và gia cầm. Tuy nhiên, do còn trẻ cùng với thiếu kinh nghiệm nên đàn vật nuôi của gia đình không đem lại hiệu quả do dịch bệnh.
 
Không nản chí, qua học hỏi ở nhiều nơi trong huyện, cùng với sự hỗ trợ của gia đình, đầu năm 2017, anh quyết định đầu tư chăn nuôi thỏ thương phẩm với giống Newzealand; đồng thời, học cách phòng chống dịch bệnh trên Internet và một số mô hình thành công ở các xã lân cận. Với bản tính cần cù, ham học hỏi, anh đã tăng từ 50 con giống ban đầu lên con số 150 con.

Với diện tích chuồng nuôi gần 300 m2 được xây dựng trên khu đất đồi có mái che, hai bên sử dụng bạt che chắn, bảo đảm thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Bên trong, các dãy chuồng chạy song song, cách mặt đất khoảng 1 m, chia làm nhiều ngăn nhỏ. Mỗi ngăn đều có khay lưới đựng thức ăn thô, máng đựng thức ăn tinh, phía dưới là nền xi măng để bảo đảm cho việc vệ sinh chuồng trại. Hệ thống chuồng trại và thức ăn bảo đảm hợp vệ sinh cộng với việc áp dụng tốt các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nên đàn thỏ của anh Hùng phát triển tốt.
 
Để tiết kiệm chi phí, anh còn tận dụng khoảng đất trống của gia đình để trồng cỏ làm thức ăn cho đàn thỏ. Theo anh Hùng, đầu ra của giống thỏ này khá ổn định; mặt khác, thỏ Newzealand dễ nuôi, thịt thỏ còn là món ăn bổ dưỡng, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn là rau cỏ tại chỗ, chi phí đầu tư thấp, cách chăm sóc đơn giản, ít bệnh tật, tăng trọng nhanh.
 
Như vậy, chỉ trong chưa đầy 2 năm phát triển từ mô hình nuôi thỏ, đến nay, mỗi tháng, anh Hùng bán từ 400-500 kg thịt thương phẩm với giá 70 nghìn đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng, thu về từ 12-15 triệu đồng, so với chăn nuôi lợn, gia cầm thì nuôi thỏ đã và đang giúp anh Hùng ổn định đời sống và vươn lên trở thành tấm gương nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Với những hiệu quả đang đem lại, hiện nay, anh đang mong muốn được tạo điều kiện vay vốn để mở rộng quy mô lên tổng đàn lên trên 1.000 con để bảo đảm cung ứng cho thị trường. Bên cạnh đó, anh cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi thỏ cho bà con đến tham quan, học tập, từ đó nhân rộng ra nhiều hộ trên địa bàn.
 
Thành công ban đầu từ mô hình nuôi thỏ của anh Quốc Việt Hùng không những giúp gia đình vươn lên thoát nghèo mà còn mở ra hướng đi mới cho người dân trong xã tăng thêm thu nhập, góp phần cải thiện đời sống, xây dựng nông thôn mới.

Khắc Điệp

Các tin khác
Nhân dân thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận (CTMT), thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Trấn Yên thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở cơ sở.

Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục