Nguyễn Anh Đức - thầy giáo trăn trở cùng nhà nông

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/11/2018 | 1:54:37 PM

YBĐT - Thầy giáo Nguyễn Anh Đức, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ vỏ lạc - thứ tưởng chừng như bỏ đi sau mỗi mùa vụ thu hoạch.

Thầy giáo Nguyễn Anh Đức cùng học sinh nghiên cứu quá trình ủ phân bón hữu cơ từ vỏ lạc.
Thầy giáo Nguyễn Anh Đức cùng học sinh nghiên cứu quá trình ủ phân bón hữu cơ từ vỏ lạc.

Vỏ lạc là nguồn nguyên liệu rẻ, thân thiện với môi trường, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho cây trồng, giúp cây trồng phát triển cân đối. Sau khi bóc, vỏ lạc được đem rửa sạch để ráo nước và nghiền nhỏ để tăng hiệu quả chuyển hóa thành phân hữu cơ sau khi ủ. 

Sau đó, đặt vỏ lạc đã nghiền trong các thùng gỗ hoặc thùng nhựa, có thể tạo thành đống và đậy kín bằng túi nilon. Tuy nhiên, cần tạo lỗ chân không vừa đủ để cung cấp các điều kiện hiếu khí, bảo đảm hoạt động của vi sinh vật; tạo nhiều lỗ nhỏ trên thùng để thoát nước. Sau đó, đặt thùng chứa ở những nơi thoát nước, có mái che để bảo đảm giun và vi sinh vật có lợi có thể xâm nhập. 

Để thúc đẩy quá trình ủ phân hữu cơ; đồng thời, ức chế mầm bệnh trong phân ủ nên dùng thêm men vi sinh Trichoderma. Pha chế phẩm Trichoderma theo tỷ lệ 1 kg với 150-200 lít nước, cho vào bình tưới đều lên lớp vỏ lạc, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm. 

Trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên thì phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Độ ẩm lý tưởng nhất là từ 40 đến 60%. Nếu bóp mạnh thấy nước rỉ ra ngoài tay thì thừa nước, còn nếu dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu. 

Khi độ ẩm không đủ, cần tưới nước lên trên phân ủ và đảo trộn phân, làm cho nước ngấm vào phân ủ. Nếu quá ướt thì thêm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ. Sau thời gian 3-4 tháng, vỏ lạc sẽ phân hủy thành phân hữu cơ.

Kết quả một số đặc tính vật lý và hóa học của đất sau khi sử dụng phân hữu cơ từ vỏ lạc là: tổng nitơ 2,78%, tổng phốt pho 0,68%, tổng kali 1,5%, cacbon hữu cơ 27,1%, tỷ lệ cacbon/nitơ: 9,75%, độ pH 5,06. 

Kết quả đó cho thấy, phân hữu cơ từ vỏ lạc làm tăng tổng nitơ, phốt pho và kali có sẵn của môi trường, từ đó, tăng chỉ số tăng trưởng thực vật, tăng sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng. Phân hữu cơ từ vỏ lạc có tiềm năng chống lại một số bệnh do đất và giúp cây trồng có năng suất cao. 

Đây là một nguồn thay thế hiệu quả phân bón hóa học, nâng cao năng suất cây trồng mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của đất và môi trường.

Thầy giáo Nguyễn Anh Đức: 
"Tôi mong muốn triển khai kỹ thuật này tới bà con nông dân để họ có thể tự chế tạo loại phân hữu cơ từ vỏ lạc. Và trong tương lai gần, dự án sẽ hướng tới sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác để chế tạo phân hữu cơ bón cho cây trồng vừa cho năng suất cao vừa bảo vệ môi trường". 

H.A

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục