Nguyễn Anh Đức - thầy giáo trăn trở cùng nhà nông

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/11/2018 | 1:54:37 PM

YBĐT - Thầy giáo Nguyễn Anh Đức, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ vỏ lạc - thứ tưởng chừng như bỏ đi sau mỗi mùa vụ thu hoạch.

Thầy giáo Nguyễn Anh Đức cùng học sinh nghiên cứu quá trình ủ phân bón hữu cơ từ vỏ lạc.
Thầy giáo Nguyễn Anh Đức cùng học sinh nghiên cứu quá trình ủ phân bón hữu cơ từ vỏ lạc.

Vỏ lạc là nguồn nguyên liệu rẻ, thân thiện với môi trường, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho cây trồng, giúp cây trồng phát triển cân đối. Sau khi bóc, vỏ lạc được đem rửa sạch để ráo nước và nghiền nhỏ để tăng hiệu quả chuyển hóa thành phân hữu cơ sau khi ủ. 

Sau đó, đặt vỏ lạc đã nghiền trong các thùng gỗ hoặc thùng nhựa, có thể tạo thành đống và đậy kín bằng túi nilon. Tuy nhiên, cần tạo lỗ chân không vừa đủ để cung cấp các điều kiện hiếu khí, bảo đảm hoạt động của vi sinh vật; tạo nhiều lỗ nhỏ trên thùng để thoát nước. Sau đó, đặt thùng chứa ở những nơi thoát nước, có mái che để bảo đảm giun và vi sinh vật có lợi có thể xâm nhập. 

Để thúc đẩy quá trình ủ phân hữu cơ; đồng thời, ức chế mầm bệnh trong phân ủ nên dùng thêm men vi sinh Trichoderma. Pha chế phẩm Trichoderma theo tỷ lệ 1 kg với 150-200 lít nước, cho vào bình tưới đều lên lớp vỏ lạc, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm. 

Trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên thì phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Độ ẩm lý tưởng nhất là từ 40 đến 60%. Nếu bóp mạnh thấy nước rỉ ra ngoài tay thì thừa nước, còn nếu dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu. 

Khi độ ẩm không đủ, cần tưới nước lên trên phân ủ và đảo trộn phân, làm cho nước ngấm vào phân ủ. Nếu quá ướt thì thêm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ. Sau thời gian 3-4 tháng, vỏ lạc sẽ phân hủy thành phân hữu cơ.

Kết quả một số đặc tính vật lý và hóa học của đất sau khi sử dụng phân hữu cơ từ vỏ lạc là: tổng nitơ 2,78%, tổng phốt pho 0,68%, tổng kali 1,5%, cacbon hữu cơ 27,1%, tỷ lệ cacbon/nitơ: 9,75%, độ pH 5,06. 

Kết quả đó cho thấy, phân hữu cơ từ vỏ lạc làm tăng tổng nitơ, phốt pho và kali có sẵn của môi trường, từ đó, tăng chỉ số tăng trưởng thực vật, tăng sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng. Phân hữu cơ từ vỏ lạc có tiềm năng chống lại một số bệnh do đất và giúp cây trồng có năng suất cao. 

Đây là một nguồn thay thế hiệu quả phân bón hóa học, nâng cao năng suất cây trồng mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của đất và môi trường.

Thầy giáo Nguyễn Anh Đức: 
"Tôi mong muốn triển khai kỹ thuật này tới bà con nông dân để họ có thể tự chế tạo loại phân hữu cơ từ vỏ lạc. Và trong tương lai gần, dự án sẽ hướng tới sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác để chế tạo phân hữu cơ bón cho cây trồng vừa cho năng suất cao vừa bảo vệ môi trường". 

H.A

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục