“Thang treo cứu hộ, cứu nạn” - từ sáng kiến đến giải pháp

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/11/2018 | 10:47:55 AM

YBĐT - Sáng kiến "Thang treo cứu hộ, cứu nạn” của Thiếu tá Nguyễn Thanh Năm đã góp phần bổ sung trang thiết bị huấn luyện, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm cho lực lượng ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tiết kiệm thời gian, khẩn trương tiến độ, giảm sức lao động và đặc biệt là an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

Chiến sỹ Đại đội 20, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hành luyện tập cứu nạn bằng thang treo cứu hộ, cứu nạn.
Chiến sỹ Đại đội 20, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hành luyện tập cứu nạn bằng thang treo cứu hộ, cứu nạn.

Bằng kinh nghiệm những lần trực tiếp tham gia cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với thiên tai, Thiếu tá Nguyễn Thanh Năm - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã sáng tạo ra "Thang treo cứu hộ, cứu nạn” với trọng tải vận chuyển lên đến 200 kg. Thang treo cứu hộ, cứu nạn sử dụng chuyển động của trục quay được treo trên 1 hoặc 2 sợi dây thừng (dây neo có sẵn được trang bị cho lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn). Thang dễ sử dụng bằng cách dùng dây mồi nhỏ buộc vào dây chính chuyển động và dây kéo; một đầu buộc vật nặng để quăng sang khu vực bị cô lập. 

Người bên khu vực bị cô lập có thể cố định dây thừng vào những nơi vững chắc. Người cứu nạn kéo dây nhỏ, buộc vào khuy ở hai đầu thang treo, luồn đầu dây chính vào hàng lỗ giữa trục may-ơ của thang treo, căng ngang và tạo thành đường chuyển động. Kéo thang treo trượt trên đường dây di chuyển qua lại để vận chuyển hàng cứu hộ hoặc ngược lại đưa người sang khu vực an toàn. 

Tiện ích là vậy song các vật liệu để tạo nên thang treo lại rất đơn giản, dễ tìm với tổng khối lượng chỉ 4,2 kg. Thang treo được tạo thành từ khung sắt V6 có kích thước dài 30 cm, rộng 20 cm, cao 10 cm. Trên thanh dọc có khoan 4 lỗ song song để lắp 2 trục thước may ơ xe đạp làm trục chuyển động; trên thanh ngang cắt 3 hàng lỗ luồn dây thừng song song theo chiều dài của thang. 

Trên mặt của khung thang hàn thêm 4 hãm hình chữ nhật để luồn 2 thanh sắt hộp làm giá treo hàng hoặc người. Theo đánh giá của Đại úy Đào Duy Luân - Đại đội 20, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh - đơn vị sử dụng sáng kiến trong việc huấn luyện, luyện tập, cơ động thực hành cứu hộ, cứu nạn, sản phẩm có cấu tạo đơn giản, kết cấu vững chắc, gọn nhẹ, cơ động nhanh, có thể xách tay hoặc đặt trong balo khi hành quân huấn luyện. Chi phí đầu tư ban đầu rẻ, bảo quản tốt có thể sử dụng lâu dài. Ngoài ra, người dân vùng cao có thể ứng dụng để vận chuyển nông sản qua khe suối hay trên đồi cao xuống nơi tập kết. 

Sáng kiến "Thang treo cứu hộ, cứu nạn” của Thiếu tá Nguyễn Thanh Năm đã góp phần bổ sung trang thiết bị huấn luyện, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm cho lực lượng ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tiết kiệm thời gian, khẩn trương tiến độ, giảm sức lao động và đặc biệt là an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

Thiếu tá Nguyễn Thanh Năm - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: 

Trong đợt mưa lũ xảy ra tháng 10/2017 tại các huyện, thị xã phía Tây của tỉnh, tôi đã chứng kiến lực lượng dân quân xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn tận dụng giá vận chuyển sắn trên nương làm bàn trượt để đưa người dân bị cô lập ngồi lên và kéo trượt sang khu vực an toàn. Đây là cách làm khá tốt tuy nhiên tính cơ động và hiệu quả thấp, nguy cơ mất an toàn cao. Bởi vậy, tôi đã ứng dụng những ưu điểm, khắc phục những hạn chế từ các thiết bị hiện có đã sáng tạo ra một thang treo cứu hộ, cứu nạn bảo đảm tính cơ động, nhanh gọn, dễ sử dụng, hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối. 

H.A

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục