Ông Nguyễn Văn Biết thoát nghèo nhờ tâm huyết chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/12/2018 | 8:15:11 AM

YBĐT - Hơn 10 năm nuôi lợn nhỏ lẻ và 4 năm chăn nuôi quy mô lớn, điều giúp ông Nguyễn Văn Biết thành công là tinh thần kiên trì, tâm huyết, không bỏ nghề.

Lãnh đạo xã Châu Quế Hạ thăm mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Văn Biết.
Lãnh đạo xã Châu Quế Hạ thăm mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Văn Biết.

Cũng như nhiều nông dân khác tại thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, do đất canh tác ít nên ông  Nguyễn Văn Biết chỉ trông vào mấy sào ruộng khoán và ít đồi rừng trồng quế. Rừng thì phải có chu kỳ mới được khai thác, còn lại phải lấy ngắn nuôi dài. 

Nghĩ vậy, ông tập trung nuôi gà, nuôi lợn và lúc đầu chỉ là nhỏ lẻ, sau thấy chăn nuôi nhỏ lẻ, không bài bản, quy mô nhỏ thì hiệu quả kinh tế không cao, vậy là, đầu năm 2015, ông Biết đăng ký xin hỗ trợ từ chính sách của tỉnh về hỗ trợ chăn nuôi lợn quy mô 100 con/lứa. Do có kinh nghiệm chăn nuôi từ trước, để chủ động con giống ông nuôi thêm 8 con lợn nái. 

Ông Biết cho hay: "Nếu mình chủ động được giống sẽ không lo nhập con giống không rõ chất lượng, nguồn gốc. Hơn nữa, tự chủ được con giống sẽ giúp việc chăn nuôi thuận lợi hơn, tính toán cụ thể hơn, chẳng hạn, đến khi nào là xuất chuồng, khi nào là có lợn giống? Như vậy, sẽ không có khoảng thời gian nghỉ mà sẽ quay vòng liên tục trong chăn nuôi; từ đó, tạo hiệu quả kinh tế cao hơn". Từ tính toán bài bàn, khu chăn nuôi của ông được đầu tư quy củ, xa khu dân cư để không ô nhiễm môi trường, không lây nhiễm các mầm bệnh. 

Theo chia sẻ của ông Biết, để đầu tư cho khu chăn nuôi lợn quy mô tập trung, ông phải bỏ ra hơn 200 triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng trại, làm hầm biogas, chưa kể tiền cám cả một kho chẳng khác nào đại lý. Vốn ít phải tích lũy nhiều, vay ngân hàng thì lúc nào cũng được nhưng quan trọng là làm thế nào để đồng vốn sinh lời, trong khi chăn nuôi thì rủi ro rất lớn. Hôm nay nhìn đàn lợn béo tốt nhưng chỉ vài ngày sau nếu không chú ý là coi như tiền bạc đổ hết xuống sông. 

Bởi vậy, ngoài việc tự mày mò tìm đọc tài liệu qua sách báo, trên mạng Internet, ông  còn chủ động đăng ký tham gia các lớp tập huấn về công tác thú y mở tại xã để bổ sung kiến thức chăn nuôi. Nhờ vậy, đàn lợn của ông phát triển khỏe mạnh, bình quân mỗi năm ông xuất bán gần 10 tấn lợn thịt, thu lãi cả trăm triệu đồng. 

Tâm huyết theo đuổi nghề nuôi lợn nên dù năm 2017 giá lợn hơi xuống thấp tới mức nhiều hộ chăn nuôi bỏ nghề chuyển sang nghề khác; thậm chí, có nhiều người phá sản vì chăn nuôi nhưng gia đình ông vẫn duy trì. 

Ông Biết tâm sự: "Cái khó là không điều tiết được thị trường. Khi có lãi thì ồ ạt chăn nuôi, khi giá thấp lại ồ ạt bỏ bê, đấy là cái bất lợi trong chăn nuôi. Yếu tố quan trọng nhất là phải kiên trì tìm giải pháp hữu hiệu nhất, không thể bỏ chăn nuôi mà chuyển sang nuôi nhỏ lẻ đợi thị trường ổn định sẽ tạo đà phục hồi". 

Chính những suy nghĩ ấy mà ông vẫn tiếp tục duy trì đầu đàn ổn định qua hơn một năm lợn hơi rớt giá. Khi giá lợn hơi tăng trở lại, ông đã chủ động được con giống để chăn nuôi và duy trì đầu đàn và bình quân mỗi năm ông nuôi được gần 4 lứa lợn, cứ lứa này xuất chuồng lại có lứa lợn khác nuôi kế tiếp quay vòng, không có thời gian bị gián đoạn. Hiện nay, ngoài việc phục vụ con giống cho gia đình, ông còn cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi trong thôn, xã; đồng thời, hỗ trợ các hộ chăn nuôi có hoàn cảnh khó khăn về vốn, giống để vươn lên thoát nghèo. 

Hơn 10 năm nuôi lợn nhỏ lẻ và 4 năm chăn nuôi quy mô lớn, điều giúp ông Nguyễn Văn Biết thành công đó là tinh thần kiên trì, tâm huyết, không bỏ nghề. Bởi vậy, mà mô hình chăn nuôi của gia đình ông được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá là mô hình kinh tế điển hình của địa phương được chỉ đạo nhân rộng trong toàn xã.

Thanh Tân

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục