Kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/2/1979 - 17/2/2019)

Hồi ức chiến tuyến của thương binh Bùi Văn Lợi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/2/2019 | 8:30:31 AM

YênBái - Đầu tháng 2/2019, cựu chiến binh Bùi Văn Lợi, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên lên đường về thăm mảnh đất Quảng Hòa - Cao Bằng, nơi chiến trường xưa để thắp nén hương trầm tưởng nhớ những đồng đội đã sát cánh bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Gặp chúng tôi, anh sôi nổi kể chuyện chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Tất cả như những thước phim quay chậm dần hiện ra.

Thương binh Bùi Văn Lợi.
Thương binh Bùi Văn Lợi.

Khoảng 5 giờ sáng, ngày 17/2/1979, pháo Trung Quốc đồng loạt bắn. Trung đoàn 567, Quân khu Tả ngạn của chúng tôi đứng chân bên đèo Khau Chỉa sát cửa khẩu Tà Nùng nên dính loạt đạn đầu tiên. Rồi chúng tôi bằng hỏa lực 12,7 ly, 14,5 ly rồi 120 ly đáp trả pháo địch. Khoảng 8 giờ sáng, kẻ địch rất đông lấn sang đất ta. 

Mệnh lệnh của Trung đoàn trưởng Hứa Văn Kính: "Toàn đơn vị triển khai phương án chiến đấu” được đưa ra. Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 của chúng tôi là đơn vị bộ binh nên chiến đấu ngay trên tuyến đầu. Tiểu liên, trung liên nổ từng loạt, lựu đạn chập 3 quả vào một để tạo sức công phá lớn, hai bên giành giật từng mỏm đất, ngọn đồi, dù tương quan lực lượng khá chênh lệch nhưng bộ đội ta đã đánh bật tất cả những đợt tấn công của kẻ địch. 

Những ngày tiếp theo, trận chiến diễn ra hết sức ác liệt. Bộ đội ta chiến đấu càng hiệu quả khi nhận được sự tiếp lương, tải đạn của nhân dân địa phương; rất nhiều anh em đồng đội thực sự là những dũng sỹ. Do chủ động phương án từ trước và thực hiện chiến thuật của trên ta để địch vượt qua Đông Khê, Thất Khê, tỉnh Cao Bằng. Đơn vị 567 chúng tôi nằm trong vòng vây của địch, không còn đường tiếp tế. Trong hoàn cảnh ấy,  toàn đơn vị vẫn quyết tâm chiến đấu rất cao, tiết kiệm từng viên đạn, từng mẩu lương khô. 

Được gần 1 tuần, đơn vị nhận được lệnh: "Mở đường máu, rút quân về Bắc Kạn”. Về phần mình, vừa chiến đấu vừa băng bó cho anh em (anh Lợi là y tá của Đại đội). Đến ngày thứ 10 thì tôi trúng đạn, hai viên vào đùi, một viên vào mu bàn chân. Sơ cứu xong, tôi được 4 bạn học sinh cấp 3 khiêng về trú ẩn cùng anh em thương binh khác ở hang Cánh Giềng thuộc thị trấn Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng cách Tà Lùng khoảng 7 km. 

Về hang Cánh Giềng được một đêm, vết thương sưng tấy thì địch kéo đến, anh em thương binh và mấy cô y tá cầm ngay súng chiến đấu. Trang bị vũ khí chỉ là mấy khẩu AK nhưng anh em chúng tôi, nhất là hai nữ y tá Tuyến và Huệ chiến đấu rất ngoan cường, tiêu diệt được khá nhiều địch. 

Nhưng vì lực lượng mỏng, phần lớn là thương binh nặng, vũ khí trang bị chỉ có mấy khẩu AK, trong khi địch rất đông nên cầm cự được không lâu thì hết đạn và mất khả năng phòng ngự. Hai đồng chí y tá đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Riêng tôi bị sa xuống một cái hố và ngất đi, khi tỉnh lại thì địch đã rút hết. Cố lết vào hang tìm đồng chí, đồng đội nhưng chẳng ai sống sót, tôi lượm ít thức ăn, nhặt một khẩu súng còn 5 viên đạn rồi bò vào một hốc đá ẩn nấp. 

5 ngày sau, anh em quay lại Cánh Giềng tìm thấy tôi khi đã kiệt sức. Rồi tôi được chuyển về tuyến sau điều trị, cuộc chiến cũng kết thúc với chiến thắng thuộc về những người lính kiên cường, anh dũng. Trung đoàn 567 được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do có thành tích tiêu diệt 5.600 tên địch.

Kể đến đây, cựu chiến binh Bùi Văn Lợi trầm xuống: "Đơn vị tôi chiến đấu giỏi, dù vậy cũng có tới trên 300 đồng chí hy sinh, tôi và mấy trăm anh em nữa thương tật. Dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình nhưng sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ nền tự do, độc lập. Tôi chắc chắn điều ấy vì đã chứng kiến những đồng chí, đồng đội chiến đấu rất ngoan cường bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc”. 

Lê Phiên

Tags Bùi Văn Lợi Hòa Cuông

Các tin khác
Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Bà Phạm Thị Nhâm với mô hình nuôi gà theo hướng hàng hóa quy mô lớn.

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.

Chị Liên mang sách đến với các em nhỏ vùng cao Trạm Tấu qua hoạt động xe thư viện lưu động.

Trong khuôn khổ Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VI và phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức, chị Nguyễn Thị Bích Liên - cán bộ Thư viện tỉnh Yên Bái vinh dự nhận được Giải thưởng “Phát triển văn hóa đọc”. Đây là sự ghi nhận cho những đóng góp xuất sắc của chị trong việc thúc đẩy văn hóa đọc và tạo ra một môi trường đọc sách thân thiện trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục