Anh Vũ Anh Tuấn làm giàu từ nghề sản xuất bún, phở khô

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/4/2019 | 11:01:33 AM

YênBái - Với ý chí, nghị lực và khát vọng vươn lên làm giàu, sau gần 3 năm gắn bó với nghề làm bún, phở khô, giờ đây, anh Vũ Anh Tuấn ở thôn Hòa Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên đã có thể tự tin rằng: "Nghề làm bún, phở khô đã giúp tôi đổi đời”.

Anh Vũ Anh Tuấn giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.
Anh Vũ Anh Tuấn giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.

Anh Vũ Anh Tuấn sinh năm 1979. Trước đây, anh từng làm công nhân điện ở một nhà máy sản xuất xi măng của tỉnh. Tuy nhiên, công việc ca kíp vất vả, xa nhà, thu nhập không đảm bảo, hai con còn nhỏ, mẹ già thường xuyên đau yếu nên khi được người thân giới thiệu về nghề làm bún, phở khô, anh đã nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và quyết định chuyển sang nghề mới. 

Xác định sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, nên ngay từ khi bắt tay vào công việc mới, anh Tuấn đã đặt ra cho mình những nguyên tắc trong sản xuất, kinh doanh như: không dùng chất phụ gia tẩy rửa, không dùng chất làm dai, giòn, không dùng chất bảo quản, không chọn nguyên liệu kém chất lượng... Điều này, đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, cấp nhãn hiệu có ghi rõ nơi sản xuất, số điện thoại liên hệ. 

Anh Tuấn chia sẻ: "Kinh doanh có cái khó là không phải cứ "làm tốt” là có ngay được khách hàng. Cơ sở sản xuất quy mô nhỏ không như các doanh nghiệp lớn có chiến lược, kinh phí dành cho quảng cáo, tiếp thị nên những ngày đầu tôi phải tự mày mò chở hàng bằng xe máy đi các chợ, cửa hàng, đại lý trong tỉnh để giới thiệu sản phẩm, gửi bán thử. Khi đã có đơn hàng, mới yên tâm bắt tay vào sản xuất”. 

Thức dậy từ 3 giờ sáng để làm các công đoạn: đãi gạo, ủ, nghiền, ép khô, tuốt sợi, phơi... đến 7 - 8 giờ tối mới được ngơi tay. Công việc vất vả là vậy, song anh Tuấn chưa khi nào nản lòng. Khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng, số vốn ban đầu dùng để mua các loại máy móc phục vụ sản xuất phần lớn anh đều phải vay ngân hàng, do đó, thời gian đầu, ô tô để chở hàng, anh cũng không thể đầu tư. Không kể những ngày mưa, sau 3- 4 ngày làm xong một mẻ hàng, anh Tuấn lại dùng xe máy chở hàng đi giao ở các huyện. 

"Chở hàng nặng lại đi xa, nhiều hôm về tới nhà, tay chân mệt mỏi rã rời, song chỉ dám nghỉ vài tiếng đồng hồ rồi lại bắt tay vào sản xuất để kịp giao các đơn hàng” - anh Tuấn bày tỏ. 

Uy tín, chất lượng làm nên thương hiệu, hiện tại, trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất của gia đình anh Tuấn làm được khoảng hơn 1 tạ bún, phở khô, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. 

Với giá giao buôn khoảng 17 nghìn/kg, trừ các loại chi phí, trung bình mỗi tháng gia đình anh Tuấn thu lãi khoảng 30 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 3 - 4 lao động với mức thu nhập 3 - 5 triệu đồng/tháng. Anh Tuấn dự định trong thời gian tới sẽ mở rộng quy mô sản xuất, giữ vững và nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. 

Hồng Oanh

Tags Vũ Anh Tuấn nghề bún phở khô

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục