Nuôi cá tăng thu nhập

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/4/2019 | 7:51:50 AM

YênBái - Gia đình ông bà Nguyễn Văn Mãi và Nguyễn Thị Vẽ ở thôn Bản Nả, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên nuôi cá từ năm 2016. Bà Vẽ cho biết: "Lúc ấy, có ông hàng xóm đến rủ ông nhà tôi nuôi cá. Thế là ông nhà tôi liền theo ông hàng xóm đi luôn Hải Dương mua cá rô phi đơn tính về nuôi. Thì thật ra nhà cũng có 2 cái ao rộng 2 sào nhưng trước giờ chưa đầu tư cho ra tấm ra miếng".

Ông bà  Nguyễn Văn Mãi và Nguyễn Thị Vẽ nhận thấy nuôi cá nhàn hơn khá nhiều so với nuôi lợn và cũng không ngại, không sợ như nuôi lợn do giá cả tương đối ổn định.
Ông bà Nguyễn Văn Mãi và Nguyễn Thị Vẽ nhận thấy nuôi cá nhàn hơn khá nhiều so với nuôi lợn và cũng không ngại, không sợ như nuôi lợn do giá cả tương đối ổn định.

Sau đợt đó, ông bà cứ túc tắc nuôi thêm con cá cùng với những công việc khác của nhà nông. Đến tháng 6/2018, gia đình đã đầu tư thêm 1 ao nuôi. Trong 3 ao, có 1 ao dành riêng ươm cá giống gồm: trắm, rô phi đơn tính và cá chép màu vàng để bán dịp 23 tháng Chạp hàng năm và 2 ao nuôi cá thịt.

Ở 2 ao nuôi cá thịt có các loại: trắm, rô phi đơn tính, ông bà thả thêm 10 con cá mè vì loài cá này ăn phù du, váng cám cộng với 10 con cá vược vì loài cá này giúp dọn phân cho các loại cá để ao không có rêu. 

Ông bà nhận thấy nuôi cá nhàn hơn khá nhiều so với nuôi lợn và cũng không ngại, không sợ như nuôi lợn do giá cả tương đối ổn định, trong đó nuôi cá giống lại nhanh hơn, giá cao hơn, lãi hơn so với nuôi cá thịt.

Cá trắm giống, gia đình ông bà bắt đầu ươm lúc bằng ngón tay út từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 2 âm lịch năm sau với giá bán là 65.000 đồng/kg. Cá rô phi đơn tính giống, ông bà thực hiện ươm từ ngày 10/2 âm lịch và hai tháng sau sẽ có cá giống xuất bán giá 5.000 đồng/con. 

Việc ươm cá giống không có gì quá phức tạp, vấn đề quan trọng là cần kiểm tra tình hình dịch bệnh cho cá con hàng ngày. Kiến thức ông Mãi đi học kĩ thuật nuôi cá ở Hải Dương giúp ích rất nhiều trong áp dụng vào thực tế quá trình chăn nuôi của gia đình. 

Mỗi năm, gia đình ươm và nuôi 4 lứa với chủ yếu bán cá rô phi đơn tính giống số lượng 1 vạn con/năm, còn cá trắm giống chỉ độ 1.500 con và khoảng 5 tạ cá thịt. Sau mỗi lần xuất bán hết cá thịt, ông bà thực hiện rút hết nước để phơi ao, phun khử trùng tiêu độc, rắc vôi bột để 5 ngày rồi đưa nước vào đầy ao. Khi nước đầy ao lại tiến hành tháo luôn cho cạn nước, sau đó tiếp tục đưa nước vào đầy và bắt đầu thả cá. 

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin và chăm sóc cá cũng được gia đình rút kinh nghiệm từng năm. Nhờ con cá, ông bà thu về mỗi năm khoảng 90 triệu đồng, trừ mọi chi phí cho lãi 45 triệu đồng.

Nguyễn Thơm

Tags Nuôi cá Việt Hồng Trấn Yên

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục