Hiệu trưởng trẻ Nguyễn Ngọc Hoằng - người khơi nguồn đổi thay

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/6/2019 | 8:22:35 AM

YênBái - Năm học 2010 - 2011, thầy Nguyễn Ngọc Hoằng được phân công về làm Phó Hiệu trưởng tại Trường THCS Hoàng Văn Thọ (nay là Trường TH&THCS Hoàng Văn Thọ), xã Đại Lịch, Văn Chấn khi mới 27 tuổi. Trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề, hiển nhiên, thầy Hoằng khiến không ít cán bộ, giáo viên nghi ngại khi làm cán bộ quản lý.

Thầy Nguyễn Ngọc Hoằng (giữa) trao đổi về hoạt động của nhà trường với tập thể cán bộ, giáo viên.
Thầy Nguyễn Ngọc Hoằng (giữa) trao đổi về hoạt động của nhà trường với tập thể cán bộ, giáo viên.

Nhưng cũng bằng chính những lợi thế của người trẻ cùng tinh thần trách nhiệm và tấm chân tình, thầy Hoằng chẳng những xoá bỏ đi những nghi ngại ngày nào mà còn khơi nguồn cho nhiều đổi thay nơi mái trường này.

Trong câu chuyện của nhiều giáo viên nhà trường về thầy Hoằng vẫn nhắc lại cái lần người hiệu phó trẻ tuổi đưa học trò qua con suối lũ. Bữa đó, cây cầu bắc qua con suối trên đường từ nhà đến trường ngập trong dòng nước lũ ngăn cản bước chân trở về nhà của nhiều học sinh.

"Giữa lúc mọi người đều cảm giác bất lực trước dòng nước mà trời chiều dần muộn, chợt thầy Hoằng trao đổi gì đó với công an viên, rồi nhanh chóng lấy ra cuộn dây thừng to từ quán tạp hóa gần đó, đưa một đầu dây thừng cho tôi để tìm chỗ cột lại. Thầy cầm đầu dây còn lại, không chút chần chừ, lựa dòng nước để sang bên kia suối trong sự hồi hộp của tất cả mọi người. Sau khi hai đầu dây thừng được cột chặt hai bên suối, chúng tôi không ai bảo ai, người vác xe, người dìu từng em học sinh sang bên kia cầu. 

Những cái bắt tay thật chặt của phụ huynh khi đón được con em mình đã nói lên tất cả. Với nhiều giáo viên chúng tôi, chẳng thể phủ nhận ấn tượng về sự can đảm, quyết đoán, tinh thần vì học trò của thầy Hoằng” - thầy Vũ Mạnh Cường - giáo viên nhà trường kể lại câu chuyện năm nào. Ấn tượng tốt đẹp, mở ra niềm tin, thêm năm tháng đồng hành cùng con người ấy, thầy cô giáo nhà trường được đón nhận nhiều điều như niềm tin tưởng.

1 năm sau khi về trường, thầy Hoằng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.  Những lời lẽ giản dị, chân thành của người hiệu trưởng trẻ đã khơi nguồn đồng thuận, đoàn kết trong tập thể cán bộ, giáo viên, tạo đà cho những đổi thay dưới mái trường: "Các cô chú, các anh chị ạ, mái trường của chúng ta gắn bó với mỗi người, ít thì còn dăm bảy năm, nhiều thì 10, 20 năm, thậm chí là cả cuộc đời. Nó là mái nhà chung nên chúng ta cùng cố gắng để ngôi nhà chung ngày càng tốt đẹp hơn!”. 

Bắt đầu từ những điều đơn giản, như nhiều công việc trước đây, nhà trường thường thuê mướn bên ngoài, thì nay, các thầy cô đều xắn tay cùng làm. Tập thể đồng thuận, phụ huynh, chính quyền ủng hộ, từ ngôi trường được xây dựng từ rất lâu, lối đi đất cát nay được bê tông hóa, cảnh quan sạch đẹp, khang trang, khơi thêm cảm hứng cho việc dạy và học. 

Cũng từ ngày thầy Hoằng phụ trách toàn trường, các thầy cô được nâng cao về ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Chính thầy đã tự mình sưu tầm các tài liệu về công nghệ thông tin liên quan đến hoạt động giảng dạy và tổ chức cho tập thể giáo viên tự học, tự rèn; người chưa biết học người đã biết, người biết nhiều dạy người biết ít, dần dần tất cả thầy cô giáo đều đã ứng dụng khá thành thạo công nghệ thông tin vào giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 

Khuyến khích, bồi dưỡng học sinh giỏi; lưu tâm, giúp đỡ học sinh yếu, thầy Hoằng cùng tập thể giáo viên từng bước đưa nhà trường từ một đơn vị chất lượng giáo dục còn hạn chế thành một trong những trường trong tốp đầu của ngành giáo dục Văn Chấn. 

Thời điểm năm học 2016 - 2017, Trường TH&THCS Hoàng Văn Thọ có 2 học sinh giỏi cấp tỉnh, 1 học sinh giỏi cấp quốc gia, 4 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Những năm gần đây, nhà trường còn sôi nổi nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp. 

Với "Tủ sách phụ huynh”, nhà trường là đơn vị đi đầu trong ngành giáo dục huyện xây dựng phong trào văn hóa đọc trong học sinh. Đưa bóng rổ vào hoạt động thể thao, nhà trường cũng là đơn vị sáng tạo trong rèn luyện thể chất cho học sinh.

Từ chương trình "Xuân yêu thương”, nhà trường kết nối, vận động bình quân mỗi năm được cả trăm suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường trị giá vài chục triệu đồng... Bấy nhiêu hoạt động, chương trình cụ thể, thiết thực, ý nghĩa là bấy nhiêu tâm huyết của thầy Hoằng cùng tập thể giáo viên vì học sinh. Danh hiệu "Trường tiên tiến cấp huyện”, "Đơn vị xuất sắc cấp tỉnh” mà nhà trường có được nhiều năm liên tục đã ghi nhận những nỗ lực của thầy Hoằng và tập thể.

Thẳng thắn mà tế nhị, năng nổ, sáng tạo, xông xáo, quyết đoán giờ đây đã là những cảm nhận của nhiều cán bộ, giáo viên nhà trường về người hiệu trưởng trẻ năm nào. Có tinh thần vượt khó, đoàn kết, tận tâm với nghề, công bằng, gương mẫu... cũng là những điều mà nhiều người học được ở con người này. 

Gần chục năm gắn bó với mái trường Hoàng Văn Thọ, những gì thầy Nguyễn Ngọc Hoằng làm được không chỉ được nhìn nhận bằng sự đổi thay về cơ sở vật chất nhà trường, chất lượng giáo dục mà còn bằng cả niềm tin của học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh. 

Hạnh Quyên

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục