Người tiên phong trồng cây lá khôi

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/8/2019 | 11:09:02 AM

YênBái - Nhận thấy địa phương có tiềm năng đất rừng rộng lớn, phù với nhiều loại cây trồng, trong đó có cây dược liệu, năm 2017, thông qua việc tìm hiểu các loại tài liệu, sách báo và tham quan một số mô hình trồng cây dược liệu trong và ngoài tỉnh, anh Phạm Văn Tiến ở thôn 6, xã Đào Thịnh, huyện Trấn đã đưa vào trồng thử nghiệm cây lá khôi (khôi nhung).

Các thành viên trong Tổ hợp tác Dược liệu Develop, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên kiểm tra chất lượng cây dược liệu.
Các thành viên trong Tổ hợp tác Dược liệu Develop, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên kiểm tra chất lượng cây dược liệu.

Để mua được cây giống tốt, anh Tiến đã đến Trung tâm Giống cây trồng vườn ươm Bắc Bộ ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc để được tư vấn và chọn cây cẩn thận. 

Anh cho biết: "Lá khôi thuộc loại cây bụi, ưa ẩm và bóng nên có thể trồng xen với một số loài cây khác dưới tán rừng hoặc ven các khe suối, chân đồi, quanh nhà. Là loại cây ít bị sâu bệnh nên chăm sóc không khó. Chỉ cần thường xuyên vun xới quanh gốc, phá bỏ cây cỏ xâm lấn, tưới nước tạo độ ẩm cho cây phát triển tốt. Sau mỗi lần thu hoạch lá nên bón phân chuồng hoai mục, phân NPK để tăng độ tơi xốp và chất dinh dưỡng cho cây”. 

Khi bắt tay vào trồng thử nghiệm, anh Tiến trồng 500 cây. Thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, đến nay gia đình anh đã nhân rộng lên 1.000 cây. Số cây trồng mới hoàn toàn được tỉa từ những cây trồng ban đầu nên không mất tiền mua cây giống mới. 

Là loại cây nhanh được thu hoạch nên chỉ sau 7- 8 tháng trồng, gia đình anh Tiến đã thu hái lứa lá đầu và ngay trong năm đầu tiên, gia đình anh đã thu được gần 20 triệu đồng từ tiền bán lá khôi. Trung bình mỗi năm cây lá khôi cho thu hoạch từ 3 - 5 lứa, mỗi lượt thu hoạch cho 5 - 1 kg lá tươi/cây và lượng thu tăng theo các năm. Với giá bán dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/kg lá khô, đến khi cây trưởng thành, trung bình mỗi năm gia đình anh Tiến có thể thu được từ 50 - 100 triệu đồng từ cây lá khôi. 

Lá khôi là loại dược liệu quý dùng trong điều trị bệnh dạ dày và đau bụng, có giá trị kinh tế cao nên sau khi khảo sát thị trường, tìm được đầu ra ổn định, ký được hợp đồng bao tiêu sản phẩm với một công ty thu mua dược liệu ở Nam Định, anh Tiến đã mạnh dạn phổ biến mô hình trồng cây lá khôi của gia đình tới các hộ dân trong xã. 

Đồng thời, vận động các hộ tham gia trồng và thành lập Tổ hợp tác Dược liệu Develope với sự tham gia của 14 hộ thành viên do anh trực tiếp làm tổ trưởng. Vì đang trong quá trình mở rộng diện tích nên đến nay diện tích cây dược liệu của Tổ hợp tác Dược liệu Develope mới đạt trên 2 ha, gồm cây lá khôi và đinh lăng nếp. Toàn bộ diện tích này đều sinh trưởng, phát triển tốt và bước đầu cho thu hoạch. 

Ông Nguyễn Văn Đát ở thôn 7, xã Đào Thịnh, thành viên Tổ hợp tác Dược liệu Develop phấn khởi cho hay: "Hầu hết nông dân trong xã chỉ trồng quen quế, cây lâm nghiệp chứ không ai nghĩ tới trồng cây dược liệu. Từ khi được anh Tiến hướng dẫn, phổ biến cùng với tự tìm hiểu, chúng tôi đã thấy rõ lợi ích, hiệu quả kinh tế từ trồng cây dược liệu, không chỉ tận dụng được diện tích đất vườn tạp, chân đồi, dưới tán cây rừng mà còn tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thời gian tới, các thành viên trong tổ sẽ tiếp tục mở rộng diện tích”.

Hồng Oanh

Tags lá khôi Phạm Văn Tiến Dược liệu Develop

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục