“Cây đại thụ” ở Pá Hu

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/1/2020 | 4:00:55 PM

YênBái - Cách đây gần 30 năm, Pá Hu không điện, người dân thiếu thông tin kiến thức nên cuộc sống quanh năm đói nghèo, lạc hậu. Với vai trò là Chủ tịch HĐND xã, ông Thào A Tông đã ra tỉnh, huyện mời cán bộ về tập huấn kiến thức áp dụng vào sản xuất cho nhân dân, xin hỗ trợ kinh phí làm chiếc cầu treo bắc qua suối để nhân dân đi lại thuận lợi rồi vận động nhân dân làm trường lớp, phối hợp với nhà trường đưa học sinh ra lớp.

Ông Thào A Tông trao đổi với bà con dân bản về phát triển kinh tế.
Ông Thào A Tông trao đổi với bà con dân bản về phát triển kinh tế.

Vậy là năm 1992, cây cầu treo đã được bắc qua suối, chấm dứt tình cảnh biệt lập mỗi khi mùa mưa đến. Rồi được cán bộ huyện, cán bộ tỉnh về giúp đỡ, ông cùng các đồng chí cán bộ xã xuống thị xã Nghĩa Lộ học tập cách đồng bào ở đó canh tác lúa nước để về áp dụng tại địa phương. 

Sau chuyến thăm quan, học tập ấy, ông cùng cán bộ xã xắn tay cùng bà con dân bản khai hoang ruộng, dẫn nước về canh tác. Hơn 1 kg giống dòng lúa lai đầu tiên được ông đưa vào gieo trồng thử nghiệm vụ đông xuân năm 1993 đã cho hiệu quả rõ rệt. 

Những bông lúa to, chắc hạt đã được gặt về trong niềm vui khôn tả của người dân. Huyện xuống thăm quan, khen ngợi, đánh giá cao về sự nỗ lực của ông cũng như tập thể cán bộ xã. Mô hình canh tác lúa nước đầu tiên của xã Pá Hu cũng là xã đầu tiên của huyện được chỉ đạo nhân rộng. Từ việc chỉ trông chờ vào diện tích lúa nương năng suất thấp, người dân trong xã đã biết sản xuất lúa nước, 1 vụ rồi 2 vụ, việc đói giáp hạt đã dần chấm dứt, người dân đã học tập nhau để canh tác lúa nước góp phần ổn định an ninh lương thực.

Việc no cái bụng cho bà con đã xong, đến khi làm Bí thư Đảng ủy xã, ông lại canh cánh thêm một điều là muốn đời sống nhân dân phát triển, hàng hóa được thông thương. Ông hiểu, muốn vậy thì giao thông là yếu tố quan trọng. Vậy là một "cuộc cách mạng” nữa lại được ông cùng Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng ủy xã thống nhất tiến hành, đó là tập trung nguồn lực để mở đường. Đầu tiên là 4 km từ tỉnh lộ 174 lên trung tâm xã mất tới vài tháng trời mới xong, rồi tiếp đến là lên các thôn, bản khác, trước là mở rộng lòng, lề đường, sau tiếp tục san gạt nền đường. 

Đường mở, cán bộ huyện, tỉnh về giúp đỡ phát triển kinh tế; các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân được triển khai thuận lợi; hàng hóa lương thực được tiêu thụ, đời sống người dân đã dần bớt đói nghèo. 

Từ chỗ hàng năm xã Pá Hu phải nhận trợ cấp gạo cứu đói, tỷ lệ hộ nghèo tới 90% thì hôm nay, những thế hệ trẻ đã phát huy truyền thống của ông Tông và các thế hệ đi trước tiếp tục xây dựng quê hương đưa Pá Hu trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế với tỷ lệ hộ nghèo hết năm 2019 giảm xuống còn 50%, tỷ lệ hộ khá tăng lên đáng kể, đặc biệt xã đã không còn hộ đói giáp hạt đứt bữa, bình quân lương thực đạt trên 950 kg/người/năm, thu nhập bình quân đạt gần 10 triệu đồng/người/năm.

Giờ đây, khi đã nghỉ hưu, là người có uy tín trong đồng bào, bản thân ông Tông vẫn luôn mẫu mực, cùng cấp ủy, chính quyền thôn, xã tiếp tục vận động nhân dân tăng gia sản xuất, ổn định cuộc sống, xóa bỏ các hủ tục trong cuộc sống hàng ngày để đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế xây dựng làng bản ngày một ấm no.

Thanh Tân

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục