Những thanh niên dám nghĩ, dám làm ở Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/6/2022 | 7:50:21 AM

YênBái - Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp bộ Đoàn, nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế, hướng tới sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp trên địa bàn.

Anh Sùng A Páo ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn (Mù Cang Chải) chăm sóc đàn lợn của gia đình.
Anh Sùng A Páo ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn (Mù Cang Chải) chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Điển hình có thể kể đến mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa của anh Sùng A Páo ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn. Khởi đầu, anh Páo chỉ đầu tư nuôi 2 lợn nái và 10 lợn thịt để trải nghiệm, vừa học hỏi thêm kiến thức vừa đúc rút kinh nghiệm. 

Cuối năm 2020, với số vốn và kinh nghiệm tích cóp được, anh Páo đã đầu tư hơn 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua thêm 6 con lợn nái về nuôi tăng đàn lên 8 lợn nái và 50 con lợn thịt trở lên. 

Anh Sùng A Páo cho biết: "Do chủ yếu nuôi giống lợn đen bản địa, quen khí hậu, thời tiết tại địa phương, khả năng chống chịu khi thời tiết thay đổi, giao mùa ở vùng cao tốt hơn, bên cạnh đó, tôi cũng chủ động tiêm phòng theo định kỳ, thường xuyên rắc vôi, phun dung dịch tiêu độc khử trùng phòng dịch nên sau hơn 2 năm chăn nuôi, đàn lợn luôn khoẻ mạnh, phát triển ổn định và duy trì quy mô tổng đàn từ 50 con trở lên”. 

Ngoài ra, để vừa giảm chi phí thức ăn vừa nâng cao chất lượng thịt thương phẩm, gia đình anh Páo đã tận dụng các sản phẩm nông nghiệp như: cám ngô, gạo, rau lang, cây chuối mà gia đình chủ động được để làm thức ăn cho đàn lợn đạt trên 80% khẩu phần ăn và nâng thời gian nuôi từ 4 tháng lên hơn 8 tháng mới xuất bán. 

Nhờ đó, năm 2021 mặc dù ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, nhưng mô hình chăn nuôi lợn của anh Páo vẫn phát triển ổn định, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi trên 40 triệu đồng. 

Từ đầu năm 2022 đến nay, do giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng cao nên anh Páo đã thực hiện nuôi lợn hoàn toàn bằng cám nấu từ nguồn thức ăn sẵn có của gia đình, điều đó càng giúp anh giảm chi phí và nâng cao chất lượng lợn thương phẩm.

Khác với anh Sùng A Páo, anh Giàng A Hành ở bản Hồng Nhì Pá, xã Lao Chải lại lựa chọn nghề mây tre đan các sản phẩm dân dụng hàng ngày như: lù cở, nia, rổ, rá, ghế mây, các loại giỏ đựng đồ, đèn lồng, khèn đạo cụ... bằng cây trúc, tre, mây, vừa bền và có tính thẩm mỹ cao làm hướng phát triển kinh tế cho mình. Mặc dù mô hình mới đi vào hoạt động, nhưng với sự bùng nổ của mạng xã hội và sự giúp đỡ, quảng bá của Huyện đoàn Mù Cang Chải cũng như ĐVTN trong xã, sản phẩm mây tre đan thủ công mỹ nghệ của anh Hành đã được nhiều người ở trong và ngoài huyện Mù Cang Chải biết đến. 

Anh Giàng A Hành chia sẻ: "Do mới hoạt động, chưa có nhiều mối tiêu thụ sản phẩm nên ngoài các sản phẩm làm theo đơn đặt hàng thì lúc rảnh rỗi tôi cũng chủ động đan để bán cho bà con quanh địa bàn nên hiện bình quân mỗi tháng, gia đình cũng thu nhập thêm từ 4 đến 5 triệu đồng nhờ bán các sản phẩm mây tre đan. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng quy mô đan và thiết kế nhiều mẫu sản phẩm phong phú hơn nữa, nhất là các sản phẩm trang trí để tạo điểm nhấn trong phát triển du lịch như: mũ, nón, đèn lồng, lù cở, khèn đạo cụ... tạo việc làm cho bản thân và một số người có năng khiếu đan lát tại địa phương”.

Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều những thanh niên năng động, dám nghĩ dám làm trên địa bàn huyện. Ngoài ra, còn nhiều mô hình phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, làm du lịch cộng đồng... của ĐVTN đã khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên và nguồn lao động của địa phương để vươn lên phát triển kinh tế. 

Anh Giàng A Ly - Bí thư Huyện đoàn Mù Cang Chải khẳng định: "Nhờ đẩy mạnh Chương trình "Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, giúp đỡ, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm mà hiện nay Huyện đoàn đã có 6 đồng chí bí thư đoàn xã ra mắt mô hình "Thủ lĩnh Đoàn tiên phong”; ra mắt 20 tổ hợp tác trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế trong ĐVTN; hoàn thành 3 homestay do thanh niên làm chủ cùng nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt khác hoạt động hiệu quả, có thu nhập ổn định góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ xóa nghèo của địa phương”.

A Mua

Tags thanh niên dám nghĩ dám làm Mù Cang Chải

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục