Thoát nghèo nhờ trồng sắn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/2/2011 | 9:56:07 AM

YBĐT - Bằng ý chí và nghị lực bản thân, trải qua nhiều khó khăn, vất vả anh Hoàng Kim Sơn ở thôn Nà Nọi là hội viên hội nông dân xã Liễu Đô (huyện Lục Yên) đã vươn lên từ mô hình trồng sắn xen lẫn keo.

Nông dân xã Động Quan (Lục Yên) thu hoạch sắn.
Nông dân xã Động Quan (Lục Yên) thu hoạch sắn.

Không những làm giàu cho gia đình, anh còn tạo việc làm và cho thu nhập ổn định gần 50 lao động trong xã. Anh Sơn xứng đáng là tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Theo chân bà Hoàng Thị Thư - Chủ tịch Hội Nông dân xã Liễu Đô, chúng tôi đến thăm mô hình trồng sắn của anh. Trên những triền dốc núi cao chót vót là những tiếng cười nói, không khí khẩn trương thu hoạch sắn của hơn 50 lao động.

Trong tổng số hơn 13 ha đất trồng sắn, đến nay anh Sơn đã bán được hơn 100 tấn, cho thu về 140 triệu đồng. Điều đáng nói đây là vụ đầu tiên anh trồng sắn và cũng là vụ thắng lợi lớn. Anh Sơn tâm sự: “Xuất phát là nhà nông nên kinh tế gia đình cũng chỉ phụ thuộc vào nông nghiệp, sau vụ sắn đầu tiên này, trừ các khoản chi phí tôi cũng được lãi xấp xỉ 80 triệu đồng".

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo, đông anh em, cuộc sống nông thôn miền núi đầy vất vả đã không ngăn nổi ý chí quyết tâm học hành của chàng thanh niên này. Sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông anh Sơn thi đỗ vào Trường Công nhân kỹ thuật Việt-Xô tại Hà Nội.

Sau 2 năm chăm chỉ học hành, ra trường năm 1983 anh về công tác và làm việc tại một công ty xây dựng ở Lào Cai, qua nhiều lần luân chuyển công tác đến năm 1989 anh quyết định về quê hương Lục Yên lập nghiệp.

Nhận thấy mô hình phát triển đồi rừng ở xã nói chung còn chưa được phổ biến, anh Sơn mạnh dạn nhận 5 ha đồi trồng keo. Cuối năm 2009 tiếp tục nhận thêm 8 ha đồi, đến nay anh có tổng số 13 ha. Qua tìm hiểu học hỏi nhiều nơi anh quyết định chọn cây ngắn ngày để quay vòng vốn nhanh.

Theo đó anh mua hơn 1 vạn cây sắn cao sản ở xã Cẩm Nhân - huyện Yên Bình, nơi giống sắn cho năng suất cao hơn hẳn so với các loại khác, đồng thời thuê nhân công trồng và chăm sóc, làm cỏ với thu nhập ổn định. Qua 10 tháng, vụ sắn đầu tiên của anh đã cho thu hoạch.

 Nhìn từng đống sắn to, nhỏ chất đầy hai bên đường đang chờ xe ô tô đến chở đi bán cho nhà máy Vũ Linh- Yên Bái, có khoảng 50 người đang chăm chỉ làm việc, người đào, người gom, thanh niên khoẻ thì gánh, không kể trai, gái, có người gánh đến gần 1 tạ sắn, dù rất mệt nhưng ai cũng vui.

 Chị Nguyễn Thị Định người thôn Xiêng 2, xã Tân Lập chia sẻ: “Gia đình tôi ở xã Tân Lập, cách đây 30 cây số, qua lời giới thiệu của mọi người tôi và chồng tôi cũng đến làm thuê ở nhà anh Sơn. Sau vụ sắn  này vợ, chồng tôi cũng làm được 3 - 4 triệu đồng để tiêu tết”.

Theo ước tính, vụ đầu năm nay anh sẽ bán được hơn 160 tấn sắn tươi với giá 140 ngàn đồng 1 tạ thì sẽ được 160 triệu đồng, trừ các khoản chi phí anh lãi trên dưới 80 triệu đồng.

Bà Hoàng Thị Thư - Chủ tịch Hội Nông dân xã Liễu Đô nói: “Anh Hoàng Kim Sơn là một trong những hội viên tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất, phát triển kinh tế của Hội Nông dân xã, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, anh Sơn đã biết cải tạo đồi rừng bạc màu thành trang trại lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao và anh cũng được nhiều hội viên khác học hỏi, làm theo”.

Ngôi nhà sàn khang trang trị giá hơn 300 triệu đồng nằm ngay mặt đường thuộc thôn Nà Nọi của anh Hoàng Kim Sơn là thành quả, ý chí lao động vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Với những thành công bước đầu từ mô hình sản xuất nông nghiệp, anh Hoàng Kim Sơn xứng đáng làm tấm gương nông dân tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở địa phương.

    Khắc Điệp

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục