Đẩy mạnh việc thi hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/3/2014 | 9:16:05 AM

YBĐT - Năm 2010, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Bảo vệ người tiêu dùng, đây là điều luật quan trọng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo bộ luật đã ban hành thì người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng…

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định, cấm các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác. Về trách nhiệm, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng…; cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật…

Mặc dù các điều khoản của Luật Bảo vệ người tiêu dùng là rất rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ, nhưng trên thực tế, người tiêu dùng vẫn đang phải chịu rất nhiều thiệt thòi trong quá trình tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. Trong số chúng ta, đã nhiều người từng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng mà chẳng biết kêu ai! Chuyện “làm giá” thì rất phổ biến, chỉ ví dụ ngay lúc này các phương tiện thông tin đại chúng đang đồng loạt phản ánh tình trạng các công ty sữa bắt tay nhau nâng giá một vô lý.

Hơn thế, tình trạng quảng cáo quá mức công năng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì từng giờ, từng phút chúng ta vẫn thấy trên phương tiện thông tin đại chúng. Làm gì có loại xà phòng nào mà chỉ cần ngâm và vò nhẹ cũng đánh bật tất cả các loại lấm bẩn như bùn đất, dầu mỡ, vết mực; lấy đâu ra loại kem đánh răng mà chỉ dùng vài lần mà hàm răng ố màu đã trắng sáng lóa mắt… Chưa kể, hàng ngày người tiêu dùng vẫn phải bỏ tiền ra để mua “thuốc độc” về ăn, uống, để chết dần dần mà không có sự lựa chọn nào khác - đó chính là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, thuốc tăng trọng… vẫn tồn dư với liều lượng cực lớn trong thực phẩm, rau quả.

Đã đến lúc chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn nỗi khổ của người tiêu dùng và làm ngơ trước các hành vi vi phạm pháp luật. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong vấn đền bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời cần nâng cao vị thế của Hiệp hội Người tiêu dùng cũng như quyền năng của người tiêu dùng trước những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

Lê Phiên

Các tin khác
Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Trấn Yên tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tháng 10/2023. Ảnh minh họa

Mùa khô nắng nóng kéo dài cùng tác động của gió Lào, những cành cây, tán lá và những thảm thực vật khô ron, chỉ cần một hành vi vô trách nhiệm hoặc vô tình của con người, một tàn lửa cũng đủ gây ra những vụ cháy nghiêm trọng. Vì vậy, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục