Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/7/2014 | 9:01:08 AM

YBĐT- Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc, với nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản, điều kiện tự nhiên và nhân lực… là những điều kiện tốt để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, nhưng theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có 22 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tổng vốn đăng ký đầu tư  các dự án là 133,48 triệu USD, số vốn đã thực hiện đạt khoảng 33,6 triệu USD, tổng doanh thu năm 2014 (tính đến hết 30/5/2014) ước khoảng 144,2 triệu USD.

Trong các doanh nghiệp FDI tại Yên Bái, không thể không nhắc đến: Công ty TNHH Chế biến đá cẩm thạch RK Việt Nam, Công ty liên doanh Canxi Cacbonnat YBB, Công ty Hương liệu Việt Trung... là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, công nghệ chế biến tương đối hiện đại, sản phẩm làm ra lớn và có chỗ đứng trên thị trường. Từ đó, các doanh nghiệp này đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thu hút được nguồn lao động, mang lại giá trị xuất khẩu. Nhưng với tiềm năng, thế mạnh hiện có, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài, số vốn đăng ký tại Yên Bái chưa tương xứng, không nói là còn rất khiêm tốn! Các doanh nghiệp FDI chỉ đóng góp một lượng rất nhỏ so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và đặc biệt là đóng ngân sách cho địa phương chưa kể một số doanh nghiệp khác hoạt động ở mức trung bình và đáng tiếc vẫn có một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thậm chí chưa triển khai dự án, coi như phá sản.

Đẩy mạnh thu hút FDI có ý nghĩa quan trọng đối với  phát triển kinh tế và là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập. Vì, chúng ta có nhu cầu phát triển, mong muốn khai thác các tiềm năng, lợi thế của mình để vươn lên nhưng chúng ta thiếu vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý… trong khi đó nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nhân, các tập đoàn kinh tế lớn tại các nước phát triển có đủ nguồn lực về tài chính, có công nghệ hiện đại, có kỹ năng quản lý sản xuất kinh doanh và kinh nghiệm trên thương trường. Lợi ích mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển là quá rõ nét, vấn đề đặt ra là làm gì để thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Yên Bái làm ăn? Lời giải chính là việc cần tiếp tục tăng cường quảng bá ra bên ngoài tiềm năng và thế mạnh của Yên Bái, đặc biệt là thế mạnh về nông, lâm nghiệp, du lịch và khoáng sản. Kinh nghiệm cho thấy, không chỉ  thực hiện đầy đủ Luật Đầu tư nước ngoài, các chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ mà chúng ta cần tạo một môi trường đầu tư thực sự thông thoáng, có chính sách riêng biệt mang tính chất đặc thù địa phương. Mặc dù chúng ta đã có chính sách thu hút đầu tư đặc thù, song chính sách này cần phải có sự linh hoạt, phù hợp với thực tế và phải kiên định thực hiện các chính sách đó. Hơn thế, nhất thiết phải xây dựng được đội ngũ cán bộ hoạt động đối ngoại trên các lĩnh vực một cách chuyên nghiệp, cùng với đó là sự đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, tạo tâm lý yên tâm, phấn khởi cho nhà đầu tư khi đến với Yên Bái.

Một tín hiệu đáng mừng là từ đầu năm đến nay đã có hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đến tìm cơ hội làm ăn, nhiều doanh nghiệp đã thể hiện quyết tâm của mình đối với việc đầu tư tại Yên Bái, trong số đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc. Các nhà đầu tư đã đến, nhưng để “giữ” được chân họ, các cấp, các ngành cần tạo điều kiện tối đa cho bạn có thể triển khai dự án. Phải nhanh chóng giải quyết những vấn đề trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là việc giải phóng mặt bằng và tuyển dụng lao động, tránh tình trạng doanh nghiệp đau đầu về bài toán nhân lực, vấn đề mà tưởng như là thế mạnh của những tỉnh “nông lâm nghiệp là mặt trận hàng đầu” như Yên Bái!

Một vấn đề đặt ra, đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết, tuy nhiên chúng ta cũng cần tỉnh táo, tránh “vết xe đổ” của những địa phương khác, vì nhu cầu phát triển mà nóng vội, chấp nhận những dự án tác động lớn đến môi trường, vì nhân công giá rẻ, tài nguyên đất, khoáng sản... làm thế mạnh. Giải quyết hài hòa những vấn đề trên, chắc chắn sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp ngoài nước đến làm ăn thành công đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh.

Lê Phiên

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục