Giá dịch vụ tăng - chất lượng phải tăng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/8/2014 | 9:13:28 AM

YBĐT - Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh khóa XVII vừa thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh, bãi bỏ danh mục giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ban hành tại Nghị quyết số 18/HĐND ngày 20/7/2012 quy định mức giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn. Theo đó, trong số trên 800 dịch vụ có 445 dịch vụ được điều chỉnh tăng.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh là cần thiết vì điều đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân khi khám, chữa bệnh và tạo điều kiện cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh có thêm kinh phí nâng cao chất lượng dịch vụ, điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: giá đã được điều chỉnh tăng thì chất lượng khám, chữa bệnh cũng như thái độ phục vụ có tăng?

Thực tế, nhìn từ góc độ tài chính, giá dịch vụ khám, chữa bệnh thấp dẫn đến chất lượng khám, chữa bệnh hầu như cũng tương ứng. Với mức giá trung bình đang áp dụng, các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh gặp nhiều khó khăn, hạn chế về kinh phí tiếp cận, triển khai kỹ thuật y học mới, hiện đại (mỗi năm tỉnh chỉ triển khai thêm khoảng 10 kỹ thuật trong số hàng ngàn kỹ thuật tuyến trung ương), từ đó người dân cũng ít được tiếp cận sử dụng dịch vụ y cao tại địa phương. Đó là chưa kể, từ biến động về giá thuốc, giá điện nước, chi phí vô khuẩn khử khuẩn, duy tu bảo dưỡng máy móc... tăng đã ảnh hưởng đến chi phí thực tế thực hiện dịch vụ y tế, đặc biệt là chi phí thực hiện các phẫu thuật và thủ thuật.

Theo kết quả giám sát của Ban Văn hóa xã hội - HĐND tỉnh, trung bình một ca điều trị nội trú trên địa bàn tỉnh  chỉ là 1,7 triệu đồng/bệnh nhân/lần điều trị, trong khi con số này bình quân trên toàn quốc là khoảng từ 3 - 4 triệu đồng. Mức chi thấp cũng dẫn đến  quỹ bảo hiểm y tế của tỉnh luôn kết dư ở mức cao (60 - 80 tỷ đồng/năm)...

Những lý do trên là căn cứ để trên cơ sở tờ trình của UBND tỉnh về tăng giá dịch vụ y tế mà các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp vừa qua đã đồng ý điều chỉnh tăng giá một số dịch vụ y tế. Theo nghị quyết của HĐND tỉnh, bình quân chung mức giá sau khi đã điều chỉnh là 85% so với khung tối đa, tăng 5% so với mức đang thực hiện. Với khoảng 82% dân số của tỉnh tham gia bảo hiểm y tế thì việc điều chỉnh giá dịch vụ lên 5% sẽ ảnh hưởng không lớn. Hơn 10% dân số còn lại  không tham gia bảo hiểm y tế, sự điều chỉnh này có tác động nhưng cũng không nhiều.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế được dư luận nhân dân ủng hộ, tuy nhiên khi giá dịch vụ tăng, người dân được hưởng lợi như thế nào? Đây là vấn đề rất được người dân quan tâm. Thực tế, về công tác khám, chữa bệnh hiện nay, đã có nhiều ý kiến phàn nàn, thậm chí bức xúc về chất lượng cũng như thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác y tế. Vì vậy, khi có sự điều chỉnh về giá dịch vụ thì chất lượng khám, chữa bệnh, y đức của người thầy thuốc trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phải được nâng lên.

Bên cạnh đó, các cơ sở y tế phải tiếp tục đầu tư được các trang thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ bác sĩ để chẩn đoán chính xác, kịp thời và điều trị bệnh hiệu quả, giảm thiểu tình trạng người bệnh phải chuyển tuyến, vượt tuyến nhiều như hiện nay.

Câu trả lời lúc này phụ thuộc nhiều vào sự cố gắng của ngành y tế.

Ngọc Tú

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục