Đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân mùa mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/5/2016 | 9:11:42 AM

YBĐT - Tuy chỉ mới bắt đầu vào mùa mưa lũ, song trong vòng một tuần, giông lốc và mưa lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng đã gây thiệt hại rất lớn về tính mạng, tài sản và hoa màu của nhân dân.

Chỉ tính riêng thiệt hại gây ra cho tỉnh Yên Bái trong 5 tháng đầu năm 2016 đã lớn hơn rất nhiều so với cả năm 2015 cộng lại. Nếu như năm 2015, thiên tai ở Yên Bái khiến 2 người chết, 611 ngôi nhà bị thiệt hại, 369,21 ha lúa, hoa màu bị ngập, 12,15 ha đất ruộng, nương bị sạt lở, vùi lấp, nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị phá hỏng, tổng giá trị thiệt hại trên 5,4 tỷ đồng thì từ đầu năm 2106 đến nay, mưa lớn đã làm chết 2 người, bị thương 11 người, gần 4.000 ngôi nhà bị sập, đổ, tốc mái, thiệt hại trên 700 ha lúa, ngô, hoa màu, gần 1.400 con gia súc, tổng mức  thiệt hại lên tới gần 300 tỷ đồng.

Điển hình là trận lốc xoáy xảy ra tối 20/5 đã khiến 22/194 ngôi nhà tại các xã: Tân Lập, Động Quan, Phúc Lợi, Tô Mậu của huyện Lục Yên bị sập đổ hoàn toàn cùng nhiều ha hoa màu của nhân dân bị tàn phá. Riêng xã Tân lập có 9 người bị thương, trong đó 1 trẻ em bị gẫy chân. Đặc biệt, cơn mưa lớn kéo dài đêm 23 và sáng ngày 24/5 trên địa bàn tỉnh đã khiến 1 phụ nữ sinh năm 1996 trú tại thôn Trung Tâm, xã Mông Sơn (Yên Bình) tử vong, 206 ngôi nhà bị sạt lở ta luy, ngập úng, quốc lộ 70 bị ách tắc và sạt lở, nhiều diện tích nông nghiệp bị thiệt hại.

Dự báo trong những tháng tới, miền Bắc sẽ bước vào mùa mưa bão; lũ lụt, ngập úng có thể xảy ra, đòi hỏi các địa phương, đơn vị và nhân dân phải nâng cao cảnh giác, không để bị động trong việc phòng, chống thiên tai, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết bất thường. Từ các công trình công cộng như điện, đường, trường, trạm cho tới  nhà cửa, hoa màu, ruộng, vườn của nhân dân đều phải được đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, trong đó việc đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu.

Theo đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương phải thực hiện di dời dân ra khỏi những khu vực có nguy cơ sạt lở đất cao; có kế hoạch bố trí người canh gác và hướng dẫn người dân không đi qua các sông, suối, ngầm tràn, cầu, đò ngang cũng như các khu vực sạt lở khi có mưa lũ lớn. Song song với việc đẩy mạnh công tác dự báo cần việc tuyên truyền vận động nhân dân sơ tán để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản; có sự chỉ đạo thông suốt từ tỉnh tới cơ sở, các công trình giao thông, thủy điện, hồ chứa, đập tràn phải được kiểm tra, rà soát trước mùa mưa lũ.

Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền các huyện, thị, thành phố phải phát huy cao phương châm "4 tại chỗ" để giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra về tài sản, tính mạng của nhân dân. Tất cả những thiệt hại này đều có thể được giảm thiểu khi mỗi người dân biết tự chủ động ứng phó với điều kiện thời tiết xấu bằng cách: tự gia cố lại nhà cửa trước mùa mưa bão; thường xuyên theo dõi, kiểm tra phát hiện sớm các sự cố hư hỏng tại các công trình trọng điểm, công trình công cộng và những nguy cơ gây mất an toàn khu dân cư để kịp thời báo cáo về ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. Có như vậy công tác phòng chống lụt bão giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân mới đạt được kết quả.

 Thanh Hương

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục