Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp tết

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/1/2017 | 8:06:18 AM

YBĐT - Theo số liệu thông kê của các ngành chức năng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4.634 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; trong đó có 344 cơ sở sản xuất thực phẩm, 3.263 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 825 cơ sở dịch vụ ăn uống, 73 cơ sở sản xuất kinh doanh rau, củ, quả, 62 cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm từ thịt và 67 cơ sở sản xuất chế biến chè.

Thị trường thực phẩm tại Yên Bái rất đa dạng, phong phú được sản xuất tại địa phương, thực phẩm sản xuất từ các tỉnh, thành khác và thực phẩm nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc nên công tác quản lý chất lượng vệ sinh ATTP cũng gặp không ít khó khăn. Trong công tác kiểm soát giết mổ gia cầm, trên địa bàn hiện có 584 điểm giết mổ, tuy nhiên hiện nay cả tỉnh chưa có cơ sở giết mổ tập trung.

Đây hầu hết là những điểm giết mổ nhỏ lẻ nằm phân tán ở các hộ gia đình, diện tích chật hẹp, chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh y tế nên việc kiểm soát theo đúng quy trình trước, trong và sau giết mổ còn gặp không ít khó khăn. Theo thống kê, trong thời gian, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 104 vụ ngộ độc thực phẩm với 956 ca mắc, 9 ca tử vong. Trong đó, riêng trong năm 2016 có 16 ca ngộ độc thực phẩm, với 486 ca mắc, 6 ca tử vong.

Tết Nguyên đán đang cận kề, Ban Chỉ đạo Trung ương vệ sinh ATTP đã có Kế hoạch số 1244/KH-BCDTƯVSATTP ngày 16/12/2016 về triển khai công tác bảo đảm ATTP tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa lễ hội Xuân 2017.

UBND tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP tới các cấp, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm khi lưu thông và tiêu thụ trong dịp tết; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về ATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, các quy định pháp luật về đảm bảo ATTP; tăng cường kiểm tra công tác quản lý nhà nước về ATTP của các cấp, các ngành từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố đến xã, phường, thị trấn từ 1/1/2017 đến 28/2/2017.

Điều quan trọng là, sau mỗi lần tuyên truyền, mỗi cuộc kiểm tra và ngay trong những này khẩu hiệu: "Nói không với thực phẩm bẩn" phải luôn thường trực trong ý thức và hành động của người tiêu dùng. Cùng đó là những chuyển biến tích cực từ những người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, làm sao ở khâu cuối của chuỗi sản phẩm, người tiêu dùng sẽ được hưởng thụ các thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe cho mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng khi tết đến, xuân về.

Đức Toàn

Các tin khác
Người dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn tự nguyện giao nộp vũ khí tự chế cho lực lượng chức năng.

An ninh nông thôn nằm trong chiến lược đảm bảo an ninh quốc gia, nơi có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, đặc biệt là trình độ dân trí thấp, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống… Vì vậy, khu vực nông thôn dễ phát sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự (ANTT), đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và đặc biệt là lực lượng công an phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Hạnh phúc là khi chúng ta được sống vì mình và mọi người, cùng nhau học tập, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành trong giờ học ngoại khóa.

Hạnh phúc cho mọi người là một trạng thái tâm hồn mà chúng ta có thể tạo ra và lan tỏa đến mọi người xung quanh. Nó không chỉ là món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể mang đến cho người khác mà còn là một cách để chúng ta tồn tại.

Nhà thiết kế Dung May và bộ sưu tập áo dài trong Chương trình nghệ thuật

Phát huy vai trò của phụ nữ trong thời đại mới và tạo mọi điều kiện giúp phụ nữ phát triển toàn diện là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được khẳng định trong Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.

Chùa Ba Vàng đã có một số hoạt động vi phạm quy định của pháp luật. Ảnh: Internet

Từ hoạt động tín ngưỡng thực chất đến trục lợi tín ngưỡng là một ranh giới khá mong manh. Do những tác hại rất lớn của việc trục lợi tín ngưỡng nên hành vi này bị nghiêm cấm theo Điều 5, Luật Tín ngưỡng tôn giáo và các cơ quan chức năng đẩy mạnh xử lý nghiêm. Ở Yên Bái chưa phát hiện những hành vi trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo lớn, song cũng có người dân đã từng bị sập bẫy trục lợi tín ngưỡng tôn giáo trên một số trang mạng xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục