Để du lịch Yên Bái phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/5/2017 | 7:56:27 AM

YBĐT - Xây dựng và triển khai các đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, đặc biệt là các đề án, dự án nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên cơ sở gắn với phát triển du lịch địa phương.

Yên Bái là một tỉnh miền núi, đa dân tộc, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa hết sức phong phú, đa dạng, có sức cuốn hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là một trong những yếu tố vô cùng thuận lợi để Yên Bái khai thác và phát huy những giá trị truyền thống của quê hương, phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch lễ hội.

Năm 2016, Yên Bái đã đón gần 500.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 22.400 lượt, tổng doanh thu ước đạt trên 250 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cùng với xu thế hội nhập và phát triển, những luồng văn hoá khác nhau đang xâm nhập vào đời sống xã hội gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hoá truyền thống các dân tộc và phát triển du lịch trên địa bàn.

Ngành văn hóa - thể thao và du lịch Yên Bái đã tham mưu, xúc tiến và thực hiện một số đề án như: "Bảo tồn, khai thác và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc 4 huyện phía Tây tỉnh Yên Bái", "Bảo tồn, khai thác và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010", Chiến lược "Bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái đến năm 2020"; “Tổng điều tra và kiểm kê di sản văn hoá các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái”...; khôi phục thành công một số lễ hội và ngành nghề thủ công truyền thống; thực hiện các đề tài khoa học như: "Nghiên cứu xây dựng đội văn nghệ quần chúng gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái", "Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của di tích, danh lam thắng cảnh, lễ hội tiêu biểu của tỉnh Yên Bái gắn với phát triển du lịch bền vững của địa phương"… nhưng du lịch Yên Bái vẫn chưa thực sự hấp dẫn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch địa phương, ngoài việc đưa các nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước, Yên Bái cần xây dựng và triển khai các đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, đặc biệt là các đề án, dự án nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên cơ sở gắn với phát triển du lịch địa phương, trong đó có loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm phát huy tiềm năng lợi thế mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Cùng với đó, quan tâm phát triển toàn diện văn hóa các dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách giữa gìn, bảo tồn, tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào; xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa gắn với việc bảo quản, giữ gìn, bảo tồn di tích cách mạng, di tích văn hóa, cảnh quan và môi trường văn hóa ở từng vùng, từng địa phương, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ mê tín dị đoan, các tập tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội.

Rất cần có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như: tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch; chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng; tuyên truyền, quảng bá, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới; xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch…

Đặc biệt, là huy động có hiệu quả sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch, bảo vệ môi trường du lịch. Bên cạnh những quyền lợi và lợi ích do du lịch mang lại, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch.

Thành Trung

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục