Yên Bái nâng tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/8/2017 | 7:12:49 AM

YBĐT - Theo báo cáo của liên ngành Cục Thống Kê - Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái, 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng nông - lâm nghiệp và thuỷ sản là 1,79%, thấp nhất so với cùng kỳ một số năm gần đây. Điều này tác động không nhỏ đến nền kinh tế, bởi suốt thời gian dài, nông nghiệp vẫn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế khi giá trị sản xuất nông nghiệp đóng góp khoảng 25% cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ 2016; tổng sản phẩm khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,79%, đóng góp 0,42% điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung của tỉnh, tăng thấp nhất so với các khu vực kinh tế khác.

Yên Bái là tỉnh có tiềm năng lớn về nông - lâm, thủy sản, nguyên nhân của tình trạng trên là do thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp; mô hình sản xuất trong nông nghiệp phần lớn quy mô nhỏ bé, manh mún, phân tán ở nông hộ làm tăng chi phí sản xuất, sản phẩm hàng hóa thiếu tập trung, cản trở quá trình cơ giới hóa, hiện đại hóa. Lợi nhuận nông nghiệp ít đi khi các sản phẩm làm ra chịu chi phí đầu vào tăng trong khi một số sản phẩm chủ lực như lợn, tinh bột sắn, chè, tinh dầu quế đều hạ giá thành, khó tiêu thụ do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
 
Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu phát triển nông nghiệp của tỉnh. Dẫn đến, nguồn lực đầu tư để phát triển sản xuất còn rất hạn chế, chủ yếu là từ nguồn vốn từ ngân sách của Nhà nước. Mặt khác, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng đều; thu nhập từ lĩnh vực chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút lực lượng có tay nghề, có hàm lượng chất xám cao.

Để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 4,5 -5%, các chuyên gia kinh tế cho rằng không có cách nào khác là phải gia tăng giá trị sản xuất thông qua tăng sản lượng với các ngành có lợi thế về thị trường, hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng chất lượng sản phẩm. Trong đó, cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; tăng cường, thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; nhân rộng các mô hình nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng an toàn, từng bước nâng quy mô sản xuất và giá trị gia tăng.
 
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, thị trường các mặt hàng nông sản còn bấp bênh, ngành nông nghiệp cần nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với biến đổi khí hậu cũng như nhu cầu thị trường; mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ tiêu thụ nông sản của nông dân để không còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
 
Đặc biệt, cần nỗ lực cải cách hành chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào nông nghiệp, nông thôn, đồng thời đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, hội nhập của ngành nông nghiệp hiện nay.

Văn Thông

Các tin khác
Trấn Yên tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tháng 10/2023. Ảnh minh họa

Mùa khô nắng nóng kéo dài cùng tác động của gió Lào, những cành cây, tán lá và những thảm thực vật khô ron, chỉ cần một hành vi vô trách nhiệm hoặc vô tình của con người, một tàn lửa cũng đủ gây ra những vụ cháy nghiêm trọng. Vì vậy, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng.

Người dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn tự nguyện giao nộp vũ khí tự chế cho lực lượng chức năng.

An ninh nông thôn nằm trong chiến lược đảm bảo an ninh quốc gia, nơi có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, đặc biệt là trình độ dân trí thấp, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống… Vì vậy, khu vực nông thôn dễ phát sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự (ANTT), đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và đặc biệt là lực lượng công an phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Hạnh phúc là khi chúng ta được sống vì mình và mọi người, cùng nhau học tập, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành trong giờ học ngoại khóa.

Hạnh phúc cho mọi người là một trạng thái tâm hồn mà chúng ta có thể tạo ra và lan tỏa đến mọi người xung quanh. Nó không chỉ là món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể mang đến cho người khác mà còn là một cách để chúng ta tồn tại.

Nhà thiết kế Dung May và bộ sưu tập áo dài trong Chương trình nghệ thuật

Phát huy vai trò của phụ nữ trong thời đại mới và tạo mọi điều kiện giúp phụ nữ phát triển toàn diện là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được khẳng định trong Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục