Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/12/2022 | 7:45:55 AM

YênBái - Với quá trình chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ, việc thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến trên địa bàn Yên Bái. Đi đầu là các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ cho phép người tiêu dùng thanh toán bằng thẻ và qua phương tiện điện tử.

Người dân quẹt thẻ tại quầy thanh toán khi mua sắm hàng hóa tại một cửa hàng ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái.
Người dân quẹt thẻ tại quầy thanh toán khi mua sắm hàng hóa tại một cửa hàng ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái.


Cùng đó, các dịch vụ thương mại, thanh toán không dùng tiền mặt ở lĩnh vực dịch vụ công của tỉnh có bước phát triển nhanh, mạnh mẽ. 

Yên Bái cũng là tỉnh đi đầu khu vực miền núi phía Bắc trong cung cấp dịch vụ thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ nộp thuế, thanh toán tiền điện, nước, học phí, viện phí, lệ phí ở các trung tâm hành chính công và chi trả các chương trình an sinh xã hội…

Bằng việc triển khai thử nghiệm chợ 4.0, toàn tỉnh đã thiết lập 100% các bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm hành chính công; 100% trường cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. 

Theo Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT), đến nay, số tài khoản ngân hàng khách hàng cá nhân đạt 532.347 tài khoản, tăng trưởng 30,77% so với năm 2021 (đạt 407.073). Số tài khoản Mobile Money đạt 94.876 tài khoản, tăng trưởng 72,7% so với 2021 (đạt 54.944); tỷ lệ thanh toán tiền điện KDTM đạt 66,15%, tăng 16,2% so với 2021; tỷ lệ thanh toán tiền nước không dùng tiền mặt đạt 40%, tăng 6% so với 2021. 

Việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại Yên Bái đã đạt được kết quả quan trọng, giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện trong giao dịch, thanh toán. Tuy nhiên, ở vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, người dân chưa mặn mà với hình thức này, bởi việc tiếp cận công nghệ thông tin, viễn thông hiện đại còn khó khăn và đa số người dân còn thói quen dùng tiền mặt... 

Do đó, để thúc đẩy CĐS, thanh toán không dùng tiền mặt cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và cách thanh toán tiêu dùng của người dân; qua đó, nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho người dân. 

Các bộ, ngành có liên quan, cần phải đồng bộ từ chính sách tới hạ tầng cơ sở để phương thức thanh toán hiện đại có điều kiện ứng dụng rộng rãi hơn ở khu vực nông thôn. Ngành ngân hàng cần tiếp tục triển khai nhiều chính sách nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với bà con vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; hướng dẫn mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử trực tuyến (eKYC); thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) và đã cấp phép cho 3 nhà mạng viễn thông gồm Viettel, VNPT và MobiFone triển khai thí điểm; triển khai các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại như thẻ ngân hàng, QR Code, ví điện tử, Internet Banking, Mobile Banking… 

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Giao dịch điện tử thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử hiện hành cho phù hợp với nhu cầu thanh toán trên kênh điện tử của người dân để bảo vệ an toàn về tài sản, bảo mật về thông tin của khách hàng trong giao dịch thanh toán. Xây dựng cơ chế, chính sách về CĐS trong hoạt động ngân hàng; tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp và tăng cường tiện ích, chất lượng dịch vụ đối với hạ tầng thanh toán quốc gia. 

Quang Thiều

Tags Yên Bái thanh toán không dùng tiền mặt chuyển đổi số

Các tin khác
Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Trấn Yên tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tháng 10/2023. Ảnh minh họa

Mùa khô nắng nóng kéo dài cùng tác động của gió Lào, những cành cây, tán lá và những thảm thực vật khô ron, chỉ cần một hành vi vô trách nhiệm hoặc vô tình của con người, một tàn lửa cũng đủ gây ra những vụ cháy nghiêm trọng. Vì vậy, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục